Bầu 3 tháng đầu ăn rau mồng tơi được không? Ăn rau mồng tơi giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động tốt hơn nhờ hàm lượng chất xơ và chất nhầy. Từ đó cũng giúp mẹ giảm chứng táo bón thai kỳ một cách hiệu quả. Cùng tìm hiểu bài viết:
- Bầu 3 tháng đầu ăn rau mồng tơi được không và giải đáp từ chuyên gia
- Công dụng của rau mồng tơi đối với bà bầu
- Khi nào thì mẹ bầu nên hạn chế ăn rau mồng tơi?
Bầu 3 tháng đầu ăn rau mồng tơi được không và giải đáp từ chuyên gia
Theo Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phương Loan – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng chia sẻ “Phụ nữ mang thai nên ăn đa dạng các loại rau củ để cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Nhất là sau khi trải qua 3 tháng đầu ốm nghén không hấp thụ được dưỡng chất, thì mẹ càng phải bổ sung dinh dưỡng vào những tháng sau để đảm bảo sức khỏe và hổ trợ sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh số lượng thì chất lượng các món ăn cũng chiếm phần quan trọng, rau là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn mỗi ngày của mẹ bầu. Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia dinh dưỡng, loại rau mà sản phụ nên ăn gồm rau ăn lá, ăn hoa và ăn củ gồm: Bông cải xanh, cải ngọt, mồng tơi…”.
Bầu 3 tháng đầu ăn rau mồng tơi được không? Mồng tơi là một loại rau ăn lá có vị chua ngọt, tính hàn, không độc. Theo đông y, ăn rau mồng tơi sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc, hoạt tràng, lương huyết… Vì thế theo các chuyên gia, đây là loại rau hoàn toàn phù hợp cho phụ nữ mang thai. Một số nơi còn dùng loại rau này để làm thuốc chữa táo bón cho trẻ, giúp phụ nữ dễ sinh.
Mồng tơi thường được dùng để nấu canh ăn mát và có tính nhuận trường (Ảnh: Wikipedia)
Rau mồng tơi có chứa hai 2 vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể là sắt và acid folic, giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh như tật nứt đốt sống. Một phần mồng tơi nhỏ chứa khoảng 0,98 mg sắt, cung cấp từ 5,4-12% lượng sắt cần thiết mỗi ngày cho cơ thể. Hai vi chất này cũng tham gia vào việc tạo ra các tế bào mới. Nhờ đó, tăng cường sức khỏe tim mạch và phòng chống ung thư.
Vậy bầu 3 tháng đầu ăn rau mồng tơi được không? Câu trả lời là có bởi nó có chứa nhiều dưỡng chất có lợi có sức khỏe như kể trên. Đặc biệt bà bầu ăn mồng tơi còn có khả năng ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Đây là một tác dụng rất tốt cho phụ nữ có thai. Vì thế bà bầu có thể ăn rau mồng tơi trong bữa ăn hằng ngày.
Bạn có thể chưa biết:
Có bầu ăn rau càng cua được không? Chị em cần lưu ý gì khi ăn rau càng cua?
Bà bầu ăn rau diếp cá được không? Có ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé?
Tác dụng kỳ diệu của rau mồng tơi đối với bà bầu
Giảm tình trạng táo bón
Tác dụng của rau mồng tơi đối với bà bầu? Hàm lượng chất xơ và chất nhầy trong mồng tơi sẽ kích thích nhu động ruột. Vì thế ăn rau mồng tơi sẽ giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động tốt hơn. Từ đó cũng giúp mẹ giảm chứng táo bón thai kỳ một cách hiệu quả.
Cung cấp canxi
Canxi là dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Nếu thiếu canxi, thai nhi dễ bị chậm phát triển, dễ bị dị tật xương khớp khi chào đời. Mẹ cũng có thể bổ sung canxi bằng các loại thực phẩm thay vì uống các thực phẩm chức năng. Trong đó, rau mồng tơi có chứa hàm lượng canxi rất cao, cao gấp 3 lần rau bó xôi. Chính vì thế, mẹ bầu đừng bỏ qua loại rau giàu canxi này.
Tăng cường sức đề kháng
Bà bầu ăn mồng tơi có tốt không? Hệ miễn dịch của mẹ bầu thường bị suy giảm khi mang thai. Mẹ thường dễ mắc cảm cúm và sốt. Bà bầu ăn rau mồng tơi có tốt không khi loại rau này chứa rất nhiều vitamin C. Nhờ đó nó sẽ giúp bà bầu cải thiện được sức đề kháng. Vì thế ăn rau mồng tơi cũng giúp mẹ bầu ngăn ngừa các chứng bệnh thường gặp.
Ảnh minh hoạ: Rau mồng tơi cung cấp nhiều vitamin C, canxi cho phụ nữ mang thai.
Giảm cholesterol trong máu
Chất nhầy có trong rau mồng tơi ngoài tác dụng điều trị táo bón, còn có thể đào thải được lượng cholesterol. Từ đó làm giảm nguy cơ thừa cân béo phì thai kỳ thường gặp. Ngoài ra nó giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh và nhẹ nhàng, linh hoạt hơn.
Cải thiện thị lực, ngăn ngừa ung thư
Vitamin A trong rau mồng tơi sẽ giúp cải thiện thị lực cho bà bầu. Rau mồng tơi cũng chứa các sắc tố carotenoid, zeaxanthin, beta carotene, lutein… Đây là các vi chất giúp cơ thể chống lại các gốc tự do có hại, ngăn chặn ung thư.
Cải thiện làn da
Việc ăn rau mồng tơi cũng sẽ kích thích lưu thông khí huyết cho mẹ bầu. Từ đó sẽ giúp da dẻ mịn màng, giảm đáng kể tình trạng sạm, nám. Ngoài việc ăn rau, mẹ bầu có thể chọn vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt. Sau đó mẹ hãy cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ. Đây là cách đơn giản mà hiệu quả để cải thiện làn da, tránh nếp nhăn, thô ráp cho bạn.
Bạn có thể chưa biết:
Mẹ bầu ăn rau củ muối chua có gây ảnh hưởng đến thai nhi không?
Giải đáp thắc mắc dinh dưỡng: Bà bầu ăn rau tần ô được không?
Bà bầu nào nên hạn chế ăn rau mồng tơi?
Rau mồng tơi có tính mát vì thế nó thường được dùng để nấu canh giúp giải nhiệt trong những ngày mùa hè oi bức. Đây cũng là một loại thực phẩm nhuận tràng, giúp giảm táo bón cho bà bầu. Tuy nhiên những mẹ bầu bị tiêu chảy, sỏi thận và một số bệnh về thận khác thì nên hạn chế ăn loại rau này.
Khi ăn rau mồng tơi lúc mang thai, mẹ cần lưu ý:
- Chọn mua rau mồng tơi từ nguồn cung cấp uy tín, đảm bảo chất lượng. Khi mua nên chọn bó rau còn tươi, cuống và lá không bị dập nát. Nếu có điều kiện thì tốt nhất nên tự trồng để ăn vì rau mồng tơi rất dễ trồng
- Rau khi mua về sau khi nhặt hết phần lá già cần rửa nhiều lần dưới vòi nước sạch để loại bỏ hết tàn dư thuốc bảo vệ thực vật. Lưu ý khi rửa nên nhẹ tay và nên thái rau sau khi đã rửa sạch chứ không rửa rồi mới thái để tránh lá rau bị ra nhớt
- Không nên đun nấu quá lâu để tránh làm bay hơi lượng chất dinh dưỡng quý giá trong rau.
- Bà bầu không nên ăn rau mồng tơi với thịt bò: Khi kết hợp rau mồng tơi với thịt bò thì tính nhuận tràng trong mồng tơi sẽ mất đi, dẫn đến việc tiêu hóa sẽ kém hơn. Nhất là những mẹ bầu dễ bị tón bón thì sự kết hợp này càng làm triệu chứng này trở nên trầm trọng hơn. Chính vì thế mà rau mồng tơi thường ăn kèm với các loại thực phẩm chức vitmanin C sẽ mang lại lợi ích tốt nhất.
- Không ăn rau mồng tơi sống hoặc để qua đêm trong thời kỳ mang thai: Vì mồng tơi sống sẽ khiến mẹ bầu đầy bụng hay khó tiêu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ. Còn khi để qua đêm, hàm lượng nitrat trong rau mồng tơi sẽ chuyển thành nitrit. Đây chính là một trong những chất gây ra các căn bệnh ung thư. “
Lời kết
Trong giai đoạn thai kỳ, thai phụ thường được khuyên duy trì chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng. Dù vậy, nhiều mẹ vẫn có tâm lý e dè vì sợ ăn phải thực phẩm không phù hợp. Sau bài viết này, hy vọng những ai thắc mắc về vấn đề bầu ăn rau mồng tơi được không sẽ có cái nhìn khoa học hơn. Mẹ bầu cũng sẽ không còn lo lắng trong việc thưởng thức món rau bổ dưỡng này. Nhờ đó, mẹ cũng sẽ trải qua giai đoạn thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt hơn.
Nguồn tham khảo: Một vài món canh tốt cho bà bầu – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!