Bầu 3 tháng đầu ăn đu đủ chín được không? Với tác dụng nổi bật là cải thiện tình trạng ốm nghén của mẹ bầu thì mẹ hoàn toàn có thể ăn đu đủ. Nhưng mẹ chỉ ăn với lượng vừa phải và đảm bảo đu đủ được chế biến vệ sinh.
Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Thành phần dinh dưỡng của đu đủ
- Những lợi ích đu đủ chín mang lại cho phụ nữ đang mang thai
- Bà bầu ăn đu đủ chín bao nhiêu là tốt?
- Cách ăn đu đủ chín hiệu quả cho phụ nữ đang mang thai
Thành phần dinh dưỡng của đu đủ
Trái ngược với việc mẹ bầu ăn đu đủ xanh có thể gây sẩy thai thì đu đủ chín lại được cho là “thần dược trị ốm nghén” cho mẹ bầu. Đu đủ chín có hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong một trái đu đủ chín có chứa 70% là nước, khoảng 13% đường và các chất dinh dưỡng như: chất xơ, kali, vitamin C và A, magie…
Bà bầu 3 tháng đầu ăn đu đủ chín được không? Với những giá trị dinh dưỡng mà đu đủ chín mang lại thì chắc chắn mẹ bầu không thể bỏ qua loại trái cây này trong thực đơn bầu bí của mình.
Đu đủ chín chứa hàm lượng dinh dưỡng cao
Mẹ đang tìm kiếm:
Ăn gì cho đỡ nghén – 6 nguồn thực phẩm chống nghén siêu hiệu quả dành cho mẹ
Mẹ bầu ăn đu đủ chín được không? Loại quả này đem lại lợi ích gì?
Có 1 điều mẹ có thể chắc chắn là bà bầu ăn đu đủ chín với lượng vừa phải thì sẽ rất tốt cho cơ thể. Tác dụng nổi bật nhất của đu đủ chín cho phụ nữ mang thai là cải thiện tình trạng ốm nghén. Bên cạnh đó, thành phần không tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai ở quả đu đủ chín là phần hạt và mủ thì đã được loại bỏ và còn rất ít nên hầu như không gây hại.
Phần mủ của quả đu đủ có thể gây dị ứng, làm xuất hiện các triệu chứng như viêm, ngứa, chóng mặt, đau bụng… 1 số người cũng có thể dị ứng với quả đu đủ nên nếu mẹ đã bị dị ứng với quả đu đủ hoặc có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng thì tốt nhất là không nên ăn. Trước khi ăn mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm chi tiết.
Như các mẹ đã biết, quả đu đủ có thành phần dinh dưỡng phong phú, nhiều dưỡng chất quý giá mà không phải loại quả nào cũng có được. Khi ăn đu đủ chín mẹ sẽ được hưởng lợi như thế nào?
Tăng cường sức đề kháng
Đây là lợi ích đầu tiên của việc mẹ mang thai 3 tháng đầu có ăn đu đủ chín đem lại qua việc hấp thu các chất chống oxy hoá. Bên cạnh đó, hàm lượng beta caroten trong đu đủ chín nhiều hơn các loại hoa quả khác. Beta caroten là một tiền chất của vitamin A. Khi chất này đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A. Vi chất này đóng vai trò chống oxy hóa mạnh, giúp cơ thể mẹ kháng lại những bệnh nguy hiểm.
Bổ sung vitamin
Đu đủ chín là trái cây chứa rất nhiều vitamin như: Vitamin B1 và vitamin B2.
- Vitamin B1 có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá. Nếu mẹ bị thiếu vitamin B1 thì sẽ bị rối loạn chuyển hoá chất dinh dưỡng, tổn thương hệ thần kinh trung ương và hệ tim mạch khi mang thai.
- Vitamin B2 giúp phát triển chiều cao, thị giác, cơ và hệ thần kinh của thai nhi.
Cung cấp khoáng chất cho mẹ bầu
Bà bầu ăn được đu đủ chín được không? Câu trả lời là có. Bởi trong đu đủ chín không chỉ cung cấp vitamin mà loại trái cây này còn bổ sung một nguồn khoáng chất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của bé khi còn nằm trong bụng mẹ như: kali, canxi, magie, kẽm… Ngoài ra chất sắt trong đu đủ chín còn giúp mẹ ngăn ngừa được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
Đu đủ chín cung cấp khoáng chất cho mẹ bầu
Giảm chuột rút
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Lý Thị Thanh Nhã – Khoa Sản Phụ Khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng “Chuột rút là tình trạng thường gặp trong thai kỳ của các mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu đi kèm với các triệu chứng như đau, sưng đỏ ở chân, chạm vào chân có cảm giác nóng xung quanh thì mẹ bầu nên đến bệnh viện hay gặp bác sĩ điều trị để được kiểm tra. Đối với các tình huống chuột rút thông thường, để cải thiện tình trạng này mẹ có thể vận động, đi bộ hay tập yoga nhẹ nhàng giúp cơ co giãn tốt, nằm nghiêng người để máu dễ lưu thông”.
Bên cạnh đó, đu đủ chín có hàm lượng kali lớn nên khi mẹ bầu ăn đu đủ chín sẽ giảm được tình trạng chuột rút ở chân. Bên cạnh đó, khi mang thai, thể tích máu của mẹ cũng tăng lên đến 50% nên đu đủ chín bổ sung lượng lớn kali giúp cân bằng nước và các chất điện giải trong cơ thể mẹ.
Giúp mẹ duy trì cân nặng
Mẹ bầu 3 tháng đầu có được ăn đu đủ chín không? Ăn đu đủ chín giúp mẹ có thể bổ sung được nhiều chất dinh dưỡng mà không lo tăng cân. Đu đủ chín rất bổ dưỡng nhưng lại chứa ít calories nên không làm mẹ tăng cân quá nhiều.
Giảm thiểu tình trạng táo bón
Những mẹ bầu bị táo bón thì ăn đu đủ chín là một cách điều trị hiệu quả. Trong đu đủ chín có vitamin B và riboflavin rất tốt cho hệ tiêu hoá.
Bảo vệ khớp
Mẹ bầu thường hay gặp cảm giác tê cứng, đau nhức khuỷu tay, ngón tay, đầu gối và hông. Ăn đu đủ chín cung cấp vitamin C giúp cơ thể mẹ tạo nên chất nền ngoài tế bào sụn khớp, bảo vệ khớp.
Bà bầu ăn đu đủ chín bao nhiêu là tốt?
Ăn đu đủ chín khi mang thai bao nhiêu là đủ? Bà bầu nên 1 miếng và một tuần không ăn quá 2 – 3 lần là đủ. Khi ăn quá nhiều đu đủ chín, vị ngọt của đu đủ chín sẽ gây nên tình trạng tiểu đường trong thai kỳ
Hạt đu đủ rất độc, do vậy bà bầu cần phải loại bỏ hoàn toàn khi ăn. Ngoài ra, những mẹ bầu bị hen suyễn hoặc gặp phải những bệnh về đường hô hấp cần hạn chế ăn đu đủ chín. Bởi trong đu đủ chín có chất papain gây dị ứng nặng, sổ mũi, nghẹt mũi và khó thở.
Nội dung liên quan:
10 món ăn giảm ốm nghén dành cho bà bầu bị nghén nặng
Cách ăn đu đủ chín cho phụ nữ đang mang thai
Mẹ đã biết bầu 3 tháng đầu có nên ăn đu đủ chín? Vậy thì ăn đu đủ chín vào thời điểm nào là tốt nhất?
Sáng sớm là thời điểm tốt nhất để cho mẹ ăn đu đủ chín. Khi mới thức dậy, cơ thể mẹ cần được bổ sung năng lượng. Không nên ăn đu đủ chín trước khi đi ngủ, đu đủ chín chứa nhiều đường khiến mẹ khó ngủ hơn. Mẹ cũng nên ăn đu đủ chín từ 1 đến 2 giờ trước các bữa chính để cơ thể mẹ có thể hấp thu tối đa chất dinh dưỡng.
Mẹ bầu cần lưu ý cách ăn đu đủ chín sao cho hiệu quả
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần lưu ý các điều sau khi ăn đu đủ:
- Mẹ không nên ăn quá nhiều đu đủ chín. Hàm lượng đường trong đu đủ chín khá cao nên dễ gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 cho mẹ. Mẹ chị nên ăn 2-3 lần trong 1 tuần, mỗi lần 1 miếng vừa.
- Ăn nhiều đu đủ chín sẽ gây áp lực lên thành dạ dày và ruột. Nguyên nhân là do đặc tính nhuận tràng của đu đủ.
- Ăn nhiều đu đủ có thể khiến cho mẹ bị vàng da ở lòng và mu bàn tay, bàn chân.
- Mẹ không nên ăn đu đủ khi quá lạnh.
- Bỏ hạt trước khi ăn vì hạt đu đủ chín có chứa chất độc.
Kết
Đu đủ chín là một loại thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, vitamin cho mẹ bầu. Ăn đu đủ chín giúp mẹ giảm được nhiều triệu chứng trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý để ăn đu đủ chín đúng cách và điều độ. Hi vọng bài viết giúp mẹ giải đáp thắc mắc các câu hỏi về loại quả này.
Nguồn tham khảo: Phòng ngừa chuột rút khi mang thai 3 tháng cuối – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!