Bà đẻ uống sữa đậu nành được không? Theo chuyên gia dinh dưỡng, hạt đậu nành rất tốt cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là phụ nữ mang thai, sau sinh và đang cho con bú. Nếu chị em biết uống sữa đậu nành đúng cách thì đây chính là thực phẩm vàng khỏe cho mẹ, tốt cho con.
Nội dung bài viết:
- Thành phần dinh dưỡng của sữa đậu nành
- Sau sinh uống sữa đậu nành được không?
- Kinh nghiệm uống sữa đậu nành đúng cách
Thành phần dinh dưỡng có trong sữa đậu nành
Sữa đậu nành được làm từ hạt đậu nành là thực phẩm có chứa khá nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đậu nành chứa nhiều dưỡng chất hơn cả thịt động vật. Theo phân tích, trong 100g đậu nành sẽ chứa 411kcal, 18gr chất béo, 34gr chất đạm, 11mg sắt, 165mg calcium. Trong khi đó, với 100gr thịt bò loại ngon chỉ chứa 165kcal, 2.7mg sắt, 10mg calcium và 21gr đạm.
Bạn có thể chưa biết:
Sự khác biệt về hàm lượng dinh dưỡng của sữa bò và sữa đậu nành
Cùng trả lời câu hỏi cho con bú uống sữa đậu nành được không
Với hàm lượng dưỡng chất cao, lại không chứa nhiều cholesterol và ít chất béo bão hòa, sữa đậu nành là loại sữa có nguồn gốc thực vật tốt hơn hẳn sữa từ động vật như sữa bò hay sữa dê, thích hợp để sử dụng khi muốn cân bằng chế độ dinh dưỡng.
Đậu nành là thực phẩm giàu dưỡng chất
Bà đẻ uống sữa đậu nành được không?
Các chị em sẽ không còn phải băn khoăn về việc bà đẻ uống sữa đậu nành được không nếu biết được những lợi ích tuyệt vời từ nguồn thực phẩm vàng này.
-
Tăng tiết sữa cho mẹ nuôi con bú
Sữa mẹ có tới 90% là nước. Nhờ có nước mà các thành phần như protein, acid amin, các chất béo, các chất điện giải được hòa tan và giúp trẻ có thể dễ dàng hấp thụ vào cơ thể. Việc uống 1 ly sữa đậu nành ấm mỗi ngày không chỉ cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ mà còn giúp tăng tiết sữa tốt hơn với những mẹ đang nuôi con bú. Ngay cả những trường hợp bị tắc tia sữa hay mất sữa đột ngột cũng nên thử uống sữa đậu nành liên tục trong nhiều ngày để cải thiện số lượng và chất lượng sữa.
Đậu nành là thực phẩm tốt cho phụ nữ mọi lứa tuổi, kể cả mẹ sau sinh và cho con bú. Chuyên gia dinh dưỡng cũng nhận định mẹ sau sinh hoàn toàn có thể uống sữa đậu nành, tác dụng lớn nhất của đậu nành là kích thích nội tiết tố estrogen. Nồng độ estrogen ổn định thì quá trình tiết sữa mới không bị ảnh hưởng.
Sữa đậu nành là thức uống lợi sữa
-
Bổ sung dinh dưỡng tổng hợp, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể
Có thể nhiều mẹ thường nghĩ rằng các loại sữa thực vật thường ít chất nhưng ngược lại, nếu muốn được cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, các chị em hãy bổ sung ngay sữa đậu nành vào thực đơn sau sinh mỗi ngày.
Giàu chất đạm
Bà đẻ uống sữa đậu nành có tốt không? Không phải ngẫu nhiên mà sữa đậu nành lại được ví như 1 loại thịt không xương vì hàm lượng chất đạm trong loại thức uống này là cực kỳ dồi dào. Thực tế lượng đạm có trong sữa đậu nành còn nhiều hơn cả 1 số loại thịt. Trong 100ml sữa đậu nành có chứa khoảng 3.6gr protein, xấp xỉ lượng protein có trong sữa bò. Chất dinh dưỡng này giúp bù đắp năng lượng, tái tạo mô để vết thương mau lành. Không những thế, đạm có nguồn gốc thực vật tốt cho tim mạch hơn đạm từ động vật.
Sữa đậu nành là thực phẩm nhiều sắt
Qua phân tích dinh dưỡng, trong sữa đậu nành có nhiều sắt – 1 dưỡng chất quan trọng cần cho việc tạo máu, duy trì hoạt động của các tế bào miễn dịch, các cơ bắp. Vì vậy, bác sĩ thường khuyên sản phụ sau sinh nên uống sữa làm từ hạt đậu nành để bù đắp lượng máu đã mất trong quá trình sinh con.
Muốn bổ sung sắt, mẹ sau sinh hãy uống sữa đậu nành
Bổ sung canxi, giúp mẹ dẻo dai
Cũng như các loại sữa khác, thức uống từ đậu nành là thực phẩm giúp bổ sung lượng canxi đã bị thất thoát trong quá trình mang thai và sinh nở; đồng thời có khả năng gia cố liên kết xương, giảm mệt mỏi, rụng tóc và các bệnh về xương khớp. Hơn nữa, trong quá trình nuôi con bú, 1 phần canxi từ mẹ sẽ chuyển sang cho bé, góp phần hạn chế được tình trạng còi xương, chậm lớn ở trẻ nhỏ. Sữa đậu nành không chỉ là thức uống thơm ngon mà còn có thể cung cấp lượng lớn canxi cần thiết cho cơ thể sản phụ trong giai đoạn này.
Sữa đậu nành có trong danh sách thực phẩm giàu canxi
Cung cấp lượng vitamin tổng hợp cho cơ thể
Bà đẻ có được uống sữa đậu nành? Uống sữa đậu nành mỗi ngày đồng nghĩa với việc các chị em đang dung nạp vào cơ thể nguồn dinh dưỡng khá đầy đủ:
- 8 loại amino acid và các vitamin A, E, D, B12, kẽm, có tác dụng làm giảm cholesterol, tốt cho tim mạch và hệ tiêu hóa, phòng ngừa loãng xương
- Acid béo linoleic, omega-3 giúp mẹ mới sinh tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng, giảm thiểu tình trạng xơ vữa động mạch
- Các chất xơ hòa tan và không hòa tan giúp kiểm soát đường huyết và giảm cholesterol máu, chống táo bón
- Sữa đậu nành còn có thể chống trầm cảm, cải thiện tâm trạng của mẹ sau sinh vì có chứa vitamin B6 và các vitamin nhóm B tốt cho thần kinh. Hàm lượng magie có trong thành phần cũng hỗ trợ giải phóng hormone serotonin, tạo nên sự vui vẻ, hưng phấn.
Bạn có thể chưa biết:
Tuyệt chiêu tăng kích cỡ vòng 1 với mầm đậu nành
Bật mí 2 thời điểm uống sữa đậu nành giúp gọi sữa về ướt áo và cải thiện giấc ngủ của mẹ sau sinh
-
Cải thiện làn da, ngăn ngừa lão hóa, phòng tránh ung thư
Sự thay đổi nội tiết tố ở cơ thể phụ nữ sau sinh làm làn da của các chị em thay đổi nhanh chóng. Trong khi đó sữa đậu nành có thành phần chính là isoflavone và genistein là những dưỡng chất có tác dụng loại trừ tế bào chết dưới da, giúp tăng độ đàn hồi cũng như ngăn ngừa quá trình lão hóa da. Chất isoflavone là phytoestrogen có trong đậu nành còn giúp cân bằng nội tiết tố nữ và góp phần ngăn ngừa các bệnh ung thư về vú và buồng trứng.
Không thể phủ nhận công dụng làm đẹp của sữa
-
Uống sữa đậu nành giúp kiểm soát cân nặng
Bí quyết kiểm soát cân nặng và lấy lại vóc dáng sau sinh cho các mẹ bỉm là nên uống sữa đậu nành để giảm lượng chất béo dư thừa trong cơ thể. Chất đạm trong hạt đậu nành là loại đạm chậm, chỉ được hấp thu hoàn toàn vào cơ thể sau 4 – 5 tiếng đồng hồ. 8 loại amino acid trong đậu nành cũng giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và bài tiết insulin, loại bỏ mỡ thừa và duy trì số đo lý tưởng.
Axit béo linoleic, omega-3 có trong sữa đậu nành giúp mẹ sau sinh tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng, giảm thiểu tình trạng xơ vữa động mạch. Các chất xơ hòa tan và không hòa tan còn giúp kiểm soát đường huyết và giảm cholesterol máu, ngăn ngừa táo bón…
Kinh nghiệm uống sữa đậu nành đúng cách dành cho các mẹ sau sinh
Vẫn có những trường hợp mẹ sau sinh bị chướng bụng, đầy hơi, khó chịu sau khi sử dụng sữa đậu này do chị em đã sử dụng 1 cách thiếu khoa học.
Không uống sữa đậu nành với trứng
Trong sữa đậu nành có trypsin khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả 2 thực phẩm và tạo ra chất khiến cơ thể khó hấp thu. Ngoài trứng gà, mẹ cũng không nên ăn cam, quýt trước và sau khi uống sữa vì acid sẽ tạo phản ứng với protein gây kết tủa ruột làm đầy bụng, khó tiêu.
Tuyệt đối không uống sữa đậu nành cùng trứng
Hạn chế uống quá nhiều và uống khi đói
Trong Đông y, đậu nành thiên về tính hàn nên dù là thực phẩm vàng thì mẹ cũng không nên uống quá nhiều để tránh bị lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa. Mỗi ngày chỉ nên uống 500ml sữa chia làm 2 bữa và nên uống lúc sữa còn ấm nóng là tốt nhất. Các mẹ sau sinh cũng cần lưu ý thêm rằng không nên uống sữa đậu nành khi bụng đói vì protein trong sữa sẽ bị tiêu hao thành nhiệt lượng, không còn tác dụng bồi bổ cơ thể. Nếu nuôi con bằng sữa mẹ, chị em nên uống sữa trước khi cho con bú từ 20 – 30 phút để kích thích tiết sữa nhiều hơn hoặc 30 phút trước khi ngủ để có giấc ngủ ngon và sâu.
Tránh dùng chung với mật ong, đường nâu, cam quýt
Thạch cao trong đậu nành kết hợp với hàm lượng đường lớn trong mật ong và đường nâu sẽ gây ra hiện tượng vón cục, đông cứng trong dạ dày khiến người dùng khó thở, thậm chí hôn mê. Cùng với đó, mật ong chứa acid formic, đậu nành lại có nhiều protein, nếu dùng chung sẽ dẫn đến kết tủa, khó tiêu, đặc biệt nguy hiểm cho trường hợp có bệnh lý về tim mạch.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng, trường hợp mẹ sau sinh phải trị bệnh bằng các loại thuốc kháng sinh có chứa chất tetracycline, erythromycine thì không nên uống chung cùng sữa đậu nành để tránh bị phân hủy chất dinh dưỡng.
Đậu nành, mật ong và đường nâu là thực phẩm đại kỵ
Sữa đậu nành cũng không nên kết hợp cùng cam quýt, không nên uống sữa đậu nành trước hoặc sau khi ăn cam quýt vì các chất dinh dưỡng có thể kết tủa, làm mẹ đầy bụng, khó tiêu.
Không nên sử dụng sữa chưa được nấu chín
Nếu các mẹ sau sinh muốn dùng sữa đậu nành thì cần đun thật sôi, chín kỹ trước khi dùng. Sữa đậu nành chưa nấu chín có chứa chất ức chế men trypsin, saponin… nên khi uống sống sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, đi ngoài, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc, gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên uống sữa được trữ quá lâu, đặc biệt là trong bình kín hoặc trong tủ lạnh vì dễ bị mất chất, hư hỏng do vi khuẩn xâm nhập và gây ra các bệnh đường tiêu hóa.
Lời kết
Bà đẻ uống sữa đậu nành được không? Nếu được sử dụng đúng cách, sữa đậu nành là lựa chọn thông minh cho các chị em sau sinh. Đây cũng là giải pháp thay thế nếu mẹ không thích uống sữa bò hoặc bị dị ứng với lactose có trong sữa động vật. Tuy nhiên, dù là loại hạt nhiều chất nhưng chỉ uống sữa đậu nành là không đủ mà nên bổ sung đa dạng thực phẩm để cân bằng dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe của mẹ sau sinh.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!