Bà đẻ ăn được thịt vịt không là thắc mắc chung của rất nhiều chị em. Theo đó, trong thành phần của thịt vịt chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của các mẹ sau sinh. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý một số vấn đề quan trọng khi sử dụng loại thịt này để tránh các tác hại không mong muốn. Ngoài ra, việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể trong giai đoạn này là vô cùng cần thiết cho mẹ và bé.
Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt
Theo Đông Y, thịt vịt có tính hàn, vị ngọt, có công dụng giúp tư âm, dưỡng vị, giải độc và lợi thủy tiêu thũng. Theo đó, ăn thịt vịt có thể giúp hỗ trợ cho việc chữa các bệnh lý về tim mạch, lao phổi, ung thư (với người đang trong giai đoạn hóa trị, xạ trị). Ngoài ra, thịt vịt cũng rất có ích cho người bị chứng chán ăn, suy nhược cơ thể, phù nề, người mới ốm dậy, hay đổ mồ hôi vào ban đêm, phụ nữ ít kinh nguyệt, khí hư, sản phụ sau sinh bị thiếu sữa,…
Không những thế, thịt vịt còn có thành phần dinh dưỡng vô cùng phong phú. Cụ thể, trong 100g thịt vịt chứa Lipid 28g, Calo 337g, Natri 59mg, Cholesterol 84mg, Protein 19g, Kali 204mg, Canxi 11mg, Vitamin A 210 IU, Vitamin D 3 IU, Vitamin B6 0,2mg, Vitamin B12 0,3ug, Sắt 2,7mg, Magie 16mg.
Bên cạnh đó, các món được chế biến từ thịt vịt rất phù hợp cho thời tiết lạnh. Vì thế, đây là một trong những loại thực phẩm rất tốt để bổ sung hàm lượng dinh dưỡng cho cơ thể.
Bà đẻ ăn được thịt vịt không?
Có thể thấy, thịt vịt chứa thành phần dinh dưỡng rất dồi dào, thậm chí cao hơn cả các loại thịt khác như lợn, bò, dê,… Dù vậy, việc phụ nữ sau khi sinh có ăn được thịt vịt hay không còn tùy thuộc vào mẹ mới sinh hay đã sinh con được một thời gian.
Lý do là bởi sau quá trình chuyển dạ, cơ thể của chị em vẫn còn rất yếu, đồng thời hệ tiêu hóa chưa thể hoạt động trở lại bình thường. Do đó, việc ăn thịt vịt vào lúc này có thể khiến mẹ bị khó tiêu. Riêng đối với các mẹ sinh mổ, cần đặc biệt lưu ý tránh các món ăn từ vịt trong thời gian ở cữ để phòng ngừa những tác hại như:
- Gây nóng trong, ngứa ngáy, sưng đau tại vùng da đang bị tổn thương. Thậm chí có thể gây mưng mủ, làm chậm quá trình hồi phục của mẹ.
- Làm tăng nguy cơ gây sẹo xấu khi đang lên da non.
Vậy khi nào bà đẻ có thể ăn thịt vịt?
Sau khi sinh khoảng 2 – 6 tuần là khoảng thời gian người mẹ đã dần phục hồi. Lúc này, chị em đã có thể ăn thịt vịt như một nguồn bổ sung Protein, cũng như các loại dưỡng chất khác cho cơ thể trong giai đoạn cho con bú.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, khi sử dụng thịt vịt, mẹ cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Không ăn quá nhiều thịt vịt trong một bữa và chỉ nên ăn tối đa 1 – 2 bữa trong tuần.
- Chú ý theo dõi phản ứng cơ thể của mẹ và cả của bé (bởi đây là giai đoạn trẻ đang bú sữa mẹ) để chắc chắn không xảy ra tác dụng phụ nào.
- Kết hợp với chế độ ăn uống phong phú, đầy đủ dưỡng chất.
- Bà đẻ có vết thương chưa lành hoặc đang bị cảm mạo không nên ăn thịt vịt nhằm tránh làm ảnh thưởng đến quá trình phục hồi của cơ thể.
- Trong giai đoạn này, hệ tiêu hóa của mẹ còn yếu, vì thế chỉ nên ăn thịt nạc, bỏ da và mỡ để không bị đầy bụng, khó tiêu.
- Tuyệt đối không ăn tiết canh, thịt vịt chế biến chưa kỹ,… vì chúng chứa rất nhiều vi khuẩn có hại.
Chế độ ăn uống cho phụ nữ sau sinh
Sau khi đã biết bà đẻ ăn được thịt vịt không, chị em còn cần chú ý chế độ ăn của mình trong giai đoạn sau sinh. Bởi nó có tầm quan trọng rất lớn trong việc bổ sung năng lượng cho quá trình phục hồi của mẹ, cũng như cung cấp dưỡng chất cho bé thông qua sữa mẹ.
1. Thực phẩm cần bổ sung
Trong mỗi bữa ăn của bà mẹ đang cho con bú cần được đa dạng các loại thực phẩm với đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất là Đạm, Béo, Đường bột, Vitamin và khoáng chất. Đồng thời, mẹ nên có một chế độ ăn cân bằng, phối hợp các loại thực phẩm bao gồm:
- Tinh bột: Cơm, bánh mì, phở, mì, khoai tây,..
- Chất béo: Dầu cá, các loại hạt, các loại cá vùng biển lạnh,…
- Vitamin và khoáng chất: Rau củ và trái cây.
- Chế phẩm từ sữa: Sữa tươi, phô mai, sữa chua,…
- Nước: Nên uống 12 – 15 cốc nước mỗi ngày.
- Protein: Cá, thịt, trứng, sữa, ngũ cốc, mè, đậu,…
Mặt khác, nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của bà mẹ sau sinh sẽ tăng cao. Do đó, khẩu phần ăn cả ngày nên được chia thành 3 – 6 bữa/ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết.
2. Các loại thực phẩm cần tránh
Đối với phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ, thực phẩm mẹ ăn sẽ truyền qua nguồn sữa cho bé. Chính vì thế, mẹ cần cẩn trọng với các loại thực phẩm sau:
- Bia, rượu: Hệ thần và tiêu hóa non nớt của trẻ cần được bảo vệ tránh khỏi chất cồn dù là rất nhỏ. Hơn thế, rượu bia còn ảnh hưởng đến khả năng sản xuất sữa của mẹ.
- Cà phê, trà: Khiến bé khó chịu, bứt rứt, khó ngủ,…
- Các loại gia vị nặng mùi như hành, tỏi có thể ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ, khiến bé khó chịu khi bú.
- Đồ ăn cay: Gây kích ứng đến hệ tiêu hóa của mẹ, tác động xấu đến đường ruột của bé.
- Các loại cá có chứa thủy ngân như cá ngừ, cá kiếm,… thông qua sữa mẹ có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của bé.
- Thức ăn dễ ôi thiu hoặc nghi ngờ ôi thiu.
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây, các mẹ đã biết bà đẻ ăn được thịt vịt không, cũng như nắm được những lưu ý quan trọng trong việc bổ sung dinh dưỡng sau sinh, từ đó có thể yên tâm và đa dạng thực đơn mỗi ngày của mình.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!