Bà bầu bị sốt nóng lạnh nên xử lý như thế nào? Tình trạng này của thai phụ có ảnh hưởng đến em bé trong bụng ha không? Tất cả sẽ được “sáng tỏ” trong bài viết này.
Thế nào là sốt nóng lạnh?
Bà bầu bị sốt nóng lạnh là tình trạng khá phổ biến trong thai kỳ. Đây là hiện tượng khi nhiệt độ cơ thể tăng lên một cách bất thường. Nhiệt độ cơ thể người bình thường có mức trung bình là 37 độ C. Tuy nhiên, tuỳ cơ địa cuả từng người thì nhiệt độ bình thường của cơ thể có thể dao động từ 36,1-37,2 độ C hoặc hơn. Khi nhiệt độ tại trực tràng, tai hoặc động mạch thái dương từ 38 độ C trở lên thì được xem là bị sốt.
Khi mới bị sốt nóng lạnh, người bệnh sẽ có triệu chứng là cảm thấy lạnh vào khoảng thời gian đầu. Sau đó, thân nhiệt sẽ dần hồi phục và có dấu hiệu nóng lên khi các tác nhân gây bệnh bị cơ thể đẩy lùi.
Nguyên nhân của sốt nóng lạnh là do các tác nhân gây bệnh kích hoạt các tế bào bạch cầu trong máu, bắt buộc cơ thể điều chỉnh thân nhiệt để thích ứng và dần đào thải với các tác nhân gây bệnh.
Triệu chứng khi bà bầu bị sốt nóng lạnh
- Cảm giác mệt mỏi, suy nhược
- Cơ thể nóng lạnh thất thường
- Có thể kèm theo những triệu chứng như khản tiếng, ngạt mũi, sổ mũi, ho, đau đầu…
Bà bầu bị sốt nóng lạnh có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Khi bị sốt, điều quan trọng là phải tìm cách hạ thân nhiệt xuống mức bình thường. Chúng ta sẽ tìm hiểu về biện pháp ở phần sau của bài viết. Tuy sốt cũng là một trong những hiện tượng mẹ bầu hay gặp phải, nhưng đừng vì thế mà chủ quan. Được bác sĩ can thiệp và điều trị kịp thời sốt nóng lạnh giúp ngăn ngừa các biến chứng ngắn và dài hạn cho em bé đang phát triển của bạn.
Ở một thống kê cho thấy, thai nhi có nguy cơ mắc phải dị tật ống thần kinh cao hơn bình thường khi bà bầu bị sốt cao hơn 39 độ. Đặc biệt, thai phụ đang ở giai đoạn đầu thai kỳ, từ tuần 4-14 thai kỳ, có rủi ro cao hơn cả. Nguyên nhân là do hoạt động chuyển hóa protein trong giai đoạn đầu của thai kỳ khá “nhạy cảm” với nhiệt độ. Và khi nhiệt độ cơ thể của mẹ tăng cao có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh lý này, dẫn đến dị tật bẩm sinh, sẩy thai hoặc các vấn đề khác.
Những cách hạ nhiệt độ cơ thể khi bà bầu bị sốt nóng lạnh
- Dùng một chiếc khăn và nhúng nước ấm rồi sau đó vắt tương đối khô. Sau đó lau khắp người để tăng giải nhiệt cho da. Lưu ý lau thật kỹ ở cổ, ngực, hai nách, bẹn và lau liên tục cho đến khi nhiệt độ giảm.
- Bổ sung nhiều nước cho cơ thể để hạ sốt an toàn mà hiệu quả. Dùng các loại nước điện giải cũng là một giải pháp. Nước cam và các loại nước trái cây giàu vitamin C khác là những lựa chọn giúp hạ sốt. Vitamin C không những giúp hạ sốt mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch.
- Khi bà bầu bị sốt nóng lạnh thì sẽ hay chán ăn, vì thế người nhà hãy chế biến thức ăn loãng như cháo, súp,…để mẹ bầu dễ nuốt và tiêu hoá.
- Mở cửa phòng để giúp không khí lưu thông và thoáng mát.
- Mặc những bộ đồ thoáng mát, tránh mặc quá dày hoặc quá mỏng.
Sai lầm trong việc chữa trị sốt nóng lạnh tại nhà
- Ủ ấm cơ thể bằng cách đắp thật nhiều chăn và mặc những bộ đồ dày. Cách làm này có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn. Chỉ nên đắp chăn mỏng, mặc ít quần áo để đảm bảo thân nhiệt không bị gia tăng.
- Không đo và theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên.
- Lạm dụng thuốc hạ sốt. Uống bất kỳ loại thuốc nào trong thai kỳ đều rất nguy hiểm cho thai phụ và em bé. Mặc dù có nhiều loại thuốc hạ sốt cho mẹ bầu trên thị trường, nhưng chỉ nên uống khi có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ.
Tuy sốt có thể ảnh hưởng xấu đến bé, nhưng không phải tất cả những trường hợp đều như vậy. Do đó, bà bầu bị sốt nóng lạnh không nên quá căng thẳng và lo lắng nhé. Hãy bình tĩnh, thực hiện những điều nên làm được đề cập trong bài viết này và tham vấn bác sĩ chuyên khoa để có cách điều trị phù hợp.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!