Bà bầu ăn chôm chôm nhiều có tốt không, liệu ăn quá nhiều có bị sảy thai như nhiều người truyền tai nhau? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ có một cái nhìn khoa học về loại hoa quả này trong thai kỳ.
Mẹ bầu ăn chôm chôm có tốt không?
Chôm chôm với vị ngọt, mát được xem là một trong những loại hoa quả chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Trong chôm chôm chứa hàng loạt vitamin và khoáng chất thiết yếu như photpho, canxi, sắt, đồng, kali, magiê, mangan, vitamin B3, A, C, vitamin B9, … vốn là những chất không chỉ có lợi cho người bình thường mà ngay cả phụ nữ đang mang thai ăn vào cũng rất bổ dưỡng.
5 lợi ích phổ biến của chôm chôm đối với mẹ bầu
- Giúp mẹ bầu tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp tránh được các vấn đề liên quan đến nhu động ruột như tiêu chảy, táo bón
- Tăng cường sức đề kháng nhờ axit gallic, một chất được tìm thấy trong chôm chôm có tác dụng “kì diệu” trong việc loại bỏ các gốc tự do và giúp bảo vệ cơ thể bạn từ vi khuẩn có hại và các nhiễm trùng khác
- Giúp cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả nhờ lượng vitamin C dồi dào
- Cải thiện làn da trong thai kỳ. Lượng vitamin E trong quả chôm chôm rất có lợi cho làn da mẹ bầu, giảm chứng ngứa da và phòng ngừa rạn da hiệu quả
- Phù hợp với mẹ bầu 3 tháng đầu bị ốm nghén
Tuy nhiên cũng như một số loại hoa quả ngọt khác, ăn quá nhiều chôm chôm cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Bà bầu ăn chôm chôm nhiều có tốt không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong thành phần của chôm chôm thường chứa một lượng đường khá lớn, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng sinh nhiệt cũng như một số ảnh hưởng nhất định tới mẹ và bé.
Mẹ bầu ăn nhiều chôm chôm có thể nổi mụn nhọt
Đặc tính của chôm chôm là có thể gây ra hiện tượng sinh nhiệt nếu ăn quá nhiều. Mẹ bầu nào vốn có cơ địa nóng trong người hoặc dị ứng với một số thành phần của loại trái này nên tránh sử dụng.
Không thích hợp với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Quả chôm chôm chín chứa hàm lượng đường khá cao, dễ dàng khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng đường huyết không ổn định nếu thưởng thức chôm chôm với số lượng lớn trong thời gian dài.
Chôm chôm quá chín không tốt cho mẹ bầu
Trái chôm chôm quá chín thường có chứa nồng độ cồn cao. Do đó nếu ăn chôm chôm quá nhiều sẽ không an toàn cho mẹ và bé.
Nguy cơ tăng cholesterol
Hàm lượng đường trong quả chôm chôm có thể làm chỉ số cholesterol tăng khi mẹ bầu ăn những quả quá chín.
Như vậy, ăn nhiều chôm chôm không bị sảy thai nhi như lời đồn nhưng dễ khiến mẹ bầu nóng trong, nổi mụn trong người.
Ăn bao nhiêu là vừa?
Lời khuyên từ các bác sĩ sản khoa là mẹ bầu nên ăn uống đa dạng, không nên ăn bất kỳ thực phẩm nào nhiều quá mức hoặc với số lượng lớn.
Chôm chôm cũng vậy. Mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 5-6 quả và nên lưu ý về cách ăn như sau:
- Bà bầu nên ăn chôm chôm sau bữa ăn chính tầm 1 tiếng vì lúc này khả năng hấp thu các vitamin và dưỡng chất tối đa, tốt nhất
- Không nên ăn chôm chôm vào buổi tối hay lúc sắp ngủ vì lượng đường có trong trái cây sẽ khiến mẹ bầu khó ngủ
- Mẹ bầu nên ăn chôm chôm theo mùa để tránh thuốc bảo quản
- Khuyến khích mẹ ăn chôm chôm tươi hơn là các loại chôm chôm sấy khô, mứt chôm chôm, sinh tố chôm chôm, … vì các cách chế biến này thường nhiều đường
Ngoài ra mẹ bầu nên kết hợp ăn với các loại hoa quả khác như táo, chuối, đu đủ, kiwi, quả bơ, … để cung cấp cho thai nhi các dưỡng chất đa dạng, cần thiết.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!