Áp xe vú là gì? Đây là hiện tượng xuất hiện các ổ viêm ở sâu bên trong tuyến vú. Các ổ viêm tạo thành bởi vi khuẩn, chủ yếu là liên cầu khuẩn và tụ cầu. Áp xe vú thường xảy ra ở phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú.
- Áp xe vú là gì?
- Tắt tia sữa là gì?
- Nguyên nhân gây nên tình trạng tắc tia sữa
- Tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe?
Áp xe vú là gì?
Áp xe là tên gọi của một tổ chức viêm nhiễm, khu trú thành một khối mềm, bên trong khối này chứa đầy mủ cấu tạo từ vi khuẩn, xác bạch cầu và các mảnh vụn. Dấu hiệu bên ngoài của áp xe là một khối mềm, lùng nhùng, da ở khu vực này thường nóng, đỏ, sưng nề, chạm vào thấy đau.
Áp xe vú là hiện tượng xuất hiện các ổ viêm ở sâu bên trong tuyến vú. Các ổ viêm tạo thành bởi vi khuẩn, chủ yếu là liên cầu khuẩn và tụ cầu. Mẹ bị tắc tia sữa sẽ dễ chuyển thành áp xe vú vì sữa ứ đọng trong ngực lâu ngày không thoát ra được.
Khi mẹ bị áp xe vú, sờ vào ngực sẽ thấy cục cứng, bên trong có nang chứa đầy mủ, xung quanh là các mô viêm. Vùng da bên ngoài tại vị trí đó nhìn bằng mắt thường sẽ mẩn đỏ và sưng tấy, có cảm giác nóng rát. Ngoài ra, bên vú bị áp xe sẽ dần sưng to ra, cứng chắc, hạch ở nách cũng phát triển. Vú không tiết ra sữa hoặc tiết ra rất ít. Trên siêu âm sẽ thấy một vùng mủ hình thành ở vị trí cục cứng. Mẹ có cảm giác đau nhức từ sâu bên trong ngực, đau hơn khi sờ vào hoặc cử động cánh tay.
Vậy mẹ bị áp xe vú phải làm sao? Nếu bị áp xe, mẹ phải dùng kháng sinh và kháng viêm để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm phát triển. Nếu tình trạng không khá hơn thì phải kết hợp chọc chích để tháo mủ áp xe. Giai đoạn này sẽ khiến mẹ đau đớn rất nhiều, bị căng tức ngực như muốn nổ tung, có thể kèm theo sốt cao, sốt lạnh toàn thân, khát nước, môi khô, lưỡi có cặn, cơ thể xanh xao, yếu ớt….
Trong thời gian điều trị áp xe vú, mẹ không nên cho con bú vì sữa có thể bị lẫn mủ, ngoài ra khi mẹ bị sốt cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa, bé bú mẹ lúc này rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đi phân lỏng hoặc phân có màu lạ… Mẹ chỉ nên cho con bú ở bên vú bình thường, còn bên vú bị áp xe thì hút sữa rồi bỏ đi.
Bài viết liên quan:
Tắc tia sữa là gì?
Sữa mẹ sẽ được hình thành tại các nang sữa ở bầu ngực rồi theo các ống dẫn về xoang chứa sữa ngay phía sau quầng vú. Khi bé ngậm vú mẹ và mút hoặc có tác động tạo ra lực hút của trẻ thì sữa sẽ chảy ra ngoài. Tuy nhiên, có khi sự chèn ép từ bên ngoài hay một lý do nào đó khiến ống dẫn sữa bị tắc bên trong, khiến sữa không thể chảy ra ngoài được hoặc chảy với lượng cực kỳ nhỏ giọt, đây chính là hiện tượng tắc tia sữa.
Tại chỗ tắc sẽ dần tạo thành cục cứng vì sữa bị đông kết lại. Cùng lúc, sữa mới vẫn tiếp tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn sữa ngay tại chỗ tắc thêm giãn nhiều hơn. Dần dần sẽ chèn ép các ống dẫn sữa khác, tạo ra một vòng xoắn bệnh lý, làm tình trạng tắc sữa ngày càng nặng thêm.
Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ thời gian nào trong cả quá trình mẹ cho con bú, đặc biệt thường gặp ở những ngày đầu sau sinh. Biểu hiện của tắc tia sữa thường là:
- Bầu vú căng cứng, đau nhức, cơn đau nhức tăng dần gây đau đớn và khó chịu cho mẹ.
- Sờ tay vào ngực sẽ cảm nhận thấy một hoặc nhiều cục cứng
- Sữa mẹ tiết ra ít hoặc không tiết ra
- Mẹ có thể bị sốt
Nguyên nhân gây nên tình trạng tắc tia sữa
Có rất nhiều nguyên nhân gây tắc tia sữa, trong đó các lý do phổ biến nhất được ghi nhận lại là:
- Các đầu ti ở núm vú chưa được làm thông
- Bé bú mẹ quá ít khiến sữa dư thừa trong xoang chứa quá nhiều
- Bé bú mẹ không đúng cách gây tổn thương núm vú, là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập
- Núm vú mẹ bị phẳng hoặc tụt vào bên trong, bé bú khó khăn và gây cản trở sữa mẹ thoát ra ngoài
- Mẹ vệ sinh núm vú chưa đúng cách
- Mẹ vệ sinh miệng và lưỡi trẻ sai cách, vô tình khiến vi khuẩn từ miệng trẻ tấn công núm vú mẹ
- Sau mỗi cữ bú của con trong vú sẽ còn lại một lượng sữa nhất định, mẹ không vắt lượng sữa này ra sẽ dễ gây tắc sữa
Bài viết liên quan:
Tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe?
Mẹ bị tắc tia sữa sẽ dễ chuyển thành áp xe vú vì sữa ứ đọng trong ngực lâu ngày không thoát ra được. Bên cạnh tắc tia sữa, việc vệ sinh đầu vú sai cách, không cho trẻ bú hết sữa trong bầu ngực dẫn đến ứ đọng sữa, hoặc nhiễm trùng vi khuẩn cũng là nguyên nhân gây áp xe vú. Trung bình thời gian để tình trạng tắc tia sữa chuyển thành viêm tắc tuyến sữa và trở thành ổ áp xe là 4 tuần.
Để tránh bị áp xe nguy hiểm, mẹ nên thông sữa càng sớm càng tốt khi vừa thấy biểu hiện tắc tia sữa. Sữa được thông ra ngoài sẽ giảm tình trạng tắc, giảm khả năng hình thành ổ áp xe. Dưới đây là một số cách thông tắc tia sữa hiệu quả mẹ có thể tham khảo:
- Cho con bú thường xuyên và đều đặn: Việc cho trẻ bú thường xuyên sẽ giúp kích thích tuyến sữa tự nhiên. Đây cũng là một trong những cách thông tia sữa tại nhà được nhiều mẹ lựa chọn và có tính hiệu quả cao.
- Sử dụng máy hút sữa để thông tắc tia sữa: Nếu trẻ không chịu bú hoặc lực hút của trẻ quá yếu khiến sữa không tiết ra được, bạn có thể dùng máy hút sữa để giải quyết tình trạng tắc tia sữa.
- Massage ngực: Trước tiên, bạn cần dặt cả lòng bàn tay của mình lên trên vị trí tia sữa khi bị tắc, và tiếp đó bạn nhẹ nhàng xoa tròn và vuốt thật nhẹ tay về phần đầu vú. Thực hiện lại với những động tác ở trên liên tục từ 5 – 10 phút mỗi lần, nên thực hiện ít nhất 3 lần mỗi ngày
Mẹ cần làm gì khi bị tắc tia sữa?
Tắc tia sữa có hại cho cả mẹ lẫn con. Mẹ sẽ bị đau đớn, khó chịu còn sữa của con sẽ bị giảm sút, con không được bú đủ no. Tình trạng này còn có thể dẫn đến những nguy hiểm khác như áp xe vú, trầm cảm sau sinh, nhiễm trùng gây nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ.
Khi có các biểu hiện kể trên, mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn đồng thời hút sữa đều đặn để thông lượng sữa đang ứ đọng trong bầu ngực ra ngoài. Nếu tình trạng không tốt lên thì mẹ nên nhờ sự trợ giúp của các đơn vị thông tắc tia sữa chuyên nghiệp hoặc nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cách điều trị.
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!