Bé bú mẹ bị đầy hơi nguyên nhân có thể xuất phát từ chế độ ăn uống của mẹ. Mẹ cho con bú ăn gì để bé không bị đầy hơi, bụng dạ khó chịu hay thậm chí là đau bụng? Hãy cùng đọc bài viết để biết thêm:
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng thế nào đến bé và
- Mẹ ăn gì để con bú không bị đầy hơi.
Bà mẹ cho con bú nên ăn gì? Vì sao mẹ cho con bú cần thận trọng về chế độ dinh dưỡng của mình?
Đa số các mẹ mới sinh hay đang cho con bú đều nghĩ rằng họ cần kiêng khem rất nhiều thực phẩm, chẳng hạn như ăn tôm thì gây sẹo lồi, uống nước dừa thì con bị lạnh bụng, ăn thịt gà thì con bị ho… Nhưng trên thực tế, mẹ cho con bú nên ăn gì và kiêng gì đều khá đơn giản. Tất cả các loại thực phẩm mà mẹ ăn đều sẽ được truyền qua sữa mẹ. Cơ thể người mẹ sẽ lựa chọn các loại chất dinh dưỡng nào phù hợp cho việc tiết sữa trước, sau đó mới bắt đầu đi đến đến các cơ quan khác trong cơ thể. Thường thì sau khi ăn từ 4 đến 6 giờ, thức ăn sẽ bắt đầu đi vào sữa mẹ và lúc này bé sẽ cảm nhận được lượng dinh dưỡng từ mẹ truyền sang.
Sau 9 tháng thai kỳ, hầu hết các mẹ đều cảm thấy thở phào nhẹ nhõm vì đã không còn phải kiêng khem quá đà. Bé đã chào đời, giờ là lúc mẹ sẽ phải nếm thỏa thích những món bị cấm đụng đũa khi còn bầu bí.
Bạn có thể chưa biết:
Vỗ ợ hơi cho bé sơ sinh bao lâu để giảm thiểu ọc sữa, đầy bụng khó chịu?
Bé 1 tuổi bị chướng bụng đầy hơi: Cha mẹ cần làm gì để giúp bé dễ chịu hơn?
Nhưng … khoan đã nào. Nếu bạn đang cho con bú thì… xin chia buồn! Các mẹ vẫn phải tiếp tục “kiêng” một số món và tăng cường ăn một số món với phương châm “Tất cả là vì nguồn sữa mẹ tuyệt vời, giàu dinh dưỡng và tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh”.
Ngoài ra, một số món mẹ ăn có thể khiến trẻ sơ sinh bú mẹ bị đầy hơi, ọc ạch khó chịu. Vậy nên, chừng nào còn cho bé bú mẹ thì mẹ nhớ lưu ý các nhóm thực phẩm nên ăn và các món nên tránh để an toàn cho bé yêu như sau.
Mẹ cho con bú ăn gì để bé không bị đầy hơi
Những lưu ý về việc mẹ cho con bú được ăn gì
Bổ sung rau củ thích hợp
Nếu bé có biểu hiện đầy hơi, đau bụng, mẹ nên giảm hoặc tránh ăn những loại thức ăn như dứa, cải bắp, súp lơ xanh, các loại đậu hạt và củ cải.
Bù lại, mẹ nên chịu khó ăn các loại rau như:
– Bí đỏ: Chứa canxi, mangan, kali tốt cho sự phát triển của xương bé. Bí đỏ cũng mang đến vitamin A, chất xơ, kali và các chất chống oxy hóa.
– Măng tây: Chứa một loại carbohydrate tên gọi là raffinose có thể giúp giảm đầy hơi.
– Cần tây: Rất giàu kali và natri, các chất giúp kháng viêm, giảm huyết áp.
– Cà tím: Rất giàu folate, vitamin C, niacin, các loại vitamin B, đồng, sắt, kali, mangan.
– Ngô: Giàu vitamin B và folate, chất xơ và chứa lượng vừa phải các chất khoáng, magie, phốt pho.
– Bí ngòi: Giàu folate, vitammin A và kali.
– Nấm: Giàu vitamin nhóm B, canxi, sắt, magie, mangan, kali, natri và kẽm.
Mẹ cho con bú ăn gì để bé không bị đầy hơi
Ăn một số loại củ có thể giúp bé bú mẹ phòng chống đầy hơi hiệu quả
Ngoài rau xanh, mẹ cho con bú cũng nên bổ sung các loại củ vào chế độ ăn của mình. Một trong số đó là:
– Cà rốt: Giàu beta-carotene, tiền chất giúp sản xuất vitamin A tốt cho thị lực. Cà rốt cũng cung cấp thiamin, niacin, vitamin B6. Loại củ này cũng giàu chất xơ và các vitamin C, K và các khoáng chất như canxi, sắt, kali, đồng, phốt pho.
– Khoai lang: Cung cấp vitamin A, C, canxi và sắt. Những dưỡng chất quan trọng khác trong khoai lang gồm có kali, vitamin B6 và chất xơ.
Mẹ cho con bú ăn gì để bé không bị đầy hơi
Những lưu ý về nguồn thực phẩm protein đối với mẹ đang cho bé bú
Protein là nền tảng để xây dựng các cơ bắp khỏe mạnh của bé. Thế nên, mẹ đừng quên bổ sung đủ lượng chất đạm từ động và thực vật trong bữa ăn hàng ngày của mình.
Tuy nhiên, các chất đạm từ động vật sẽ dễ chuyển hóa hơn đạm từ thực vật nên mẹ hãy ưu tiên cho các thực phẩm như trứng, thịt, cá.
Bạn có thể chưa biết:
Bị người lớn véo tím bụng để “chữa” đầy hơi, bé sơ sinh 25 ngày tuổi phải nhập viện cấp cứu
Đầy hơi ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý hiệu quả
Thường xuyên ăn hoa quả sẽ giúp mẹ cho con bú cải thiện được tình trạng đầy hơi, táo bón của trẻ sơ sinh
Các mẹ đang cho con bú nên ăn nhiều hoa quả và rau, nhưng không nên ăn quá nhiều bất kỳ loại nào. Bởi nhóm thực phẩm này chứa rất nhiều chất xơ và việc ăn quá đà bất kỳ loại rau hay quả nào cũng có thể khiến mẹ và bé dễ dàng bị đầy hơi.
Đặc biệt, mẹ nên giảm bớt các loại trái cây thuộc họ cam chanh như bưởi, cam, quýt, quả tắc… Những loại quả sau đây ít gây đầy bụng hơn và mẹ có thể ăn thường xuyên hơn để bổ sung vitamin cùng các khoáng chất:
– Táo: Cung cấp vitamin C, A, canxi, sắt và folate
– Đu đủ: Giàu vitamin A, C, E, K, folate, nước và đặc biệt, đu đủ xanh giúp kích thích sản xuất sữa mẹ.
– Bơ: Giàu DHA cần thiết cho sự phát triển trí não của bé, canxi, vitamin D, E, A, K và chất xơ.
– Lê: Chứa vitamin A, C, K, PP, B9 và nhiều khoáng chất như kali, kẽm, đồng, sắt, canxi, i-ốt.
– Chuối: Giàu kali, chất xơ và vitamin B6, chuối không những giúp mẹ sau sinh phòng tránh được táo bón mà còn có tác dụng giảm căng thẳng rất hiệu quả.
Mẹ cho con bú ăn gì để bé không bị đầy hơi
Mẹ cho bé bú đừng quên uống nhiều nước
Thành phần chính của sữa chứa một hàm lượng nước rất lớn. Chính vì vậy, để bé có được nhiều sữa bú cũng như phòng tránh được đầy hơi thì điều quan trọng nhất là mẹ phải bổ sung một lượng nước dồi dào.
Ngoài nước lọc, mẹ có thể uống thêm các loại nước khác như sinh tố, nước ép hoa quả, ngũ cốc lợi sữa, sữa tươi, chè vằng, … và mẹ đừng quên luôn luôn là nước ấm sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời cho cả mẹ và bé.
Cách vỗ đầy hơi cho trẻ sơ sinh
Nếu bé bị đầy hơi khó chịu, mẹ có thể vỗ đầy hơi cho bé. Vị trí vỗ là lưng bé, cần đảm bảo lưng con thẳng, không cong gập trong suốt quá trình vỗ. Phần đầu và cổ của con còn rất yếu nên khi vỗ lưng cần giữ đầu cổ cẩn thận:
Cách 1
- Lấy 1 chiếc khăn sạch đặt lên vai
- Bế vác trẻ lên và để đầu dựa vào vai.Bế trẻ bằng 1 tay. Tay còn lại xoa nhẹ nhàng vùng lưng của trẻ theo hình tròn. Có thể chụm bàn tay lại rồi vỗ lưng trẻ theo hướng từ dưới lên trên.
Cách 2
- Lấy 1 chiếc khăn mềm, sạch đặt lên trên đùi
- Cho trẻ ngồi dựa vào người. Đặt đầu trẻ tựa vào vai còn thân thì áp vào ngực
- Dùng một tay giữ đầu và ngực của trẻ. Tay còn lại xoa lưng nhẹ nhàng theo hình tròn. Hoặc chụm tay lại và vỗ nhẹ từ dưới lên trên
Cách 3
- Đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay, đảm bảo đầu của trẻ phải cao hơn ngực.
- Dùng lòng bàn tay xoa lưng trẻ nhẹ nhàng theo vòng tròn.
Một cách đơn giản khác là cha mẹ đặt trẻ nằm sấp ngang ở trên đùi của mình. Bụng của trẻ đặt lên một chân còn đầu thì nằm trên chân còn lại. Cha mẹ vỗ hoặc xoa lưng nhẹ nhàng để giúp trẻ ợ hơi dễ hơn.
Theo The Asianparent
Xem thêm bài liên quan:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!