Vỗ ợ hơi cho bé sơ sinh bao lâu? Theo ý kiến các chuyên gia, mẹ nên vỗ ợ cho bé cho đến khi nghe tiếng ợ hơi từ trẻ. Thời gian dài hay ngắn còn tùy thuộc vào lượng khí nén trong dạ dày của bé.
- Vì sao mẹ cần vỗ ợ hơi cho bé sau mỗi lần uống sữa?
- Nên vỗ ợ hơi cho bé bao lâu là đủ?
- Cách vỗ ợ hơi cho bé sơ sinh đơn giản
- Khi nào thì nên cho bé đi khám vì bị ọc sữa?
- Làm gì khi con bị đầy bụng và bị nấc?
Vì sao mẹ cần vỗ ợ hơi cho bé sau mỗi lần ăn sữa
- Vì sao mẹ cần vỗ ợ hơi cho bé sau mỗi lần ăn sữa? (Nguồn ảnh: istockphoto)
Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ. Khi phải chứa cả sữa và khí sẽ khiến cho phần thể tích dạ dày ít ỏi của bé bị tràn đầy và căng phồng. Điều này dễ khiến cho sữa con ăn vào bị chèn ép và chảy ngược trở lại vào thực quản rồi ra miệng. Vậy nên, không có gì khó hiểu nếu trẻ sơ sinh thường xuyên bị ọc sữa. Chính lúc này đây, ợ hơi sẽ là bước không thể thiếu để giúp hệ thống tiêu hóa trong chiếc bụng nhỏ bé của trẻ sơ sinh được làm việc hiệu quả hơn.
Quan trọng hơn cả, chỉ với bước ợ hơi đơn giản, những luồng khí dưa thừa trong dạ dày sẽ được tống ra ngoài, giúp bé giảm thiểu tình trạng đầy bụng, khó chịu. Thể tích dạ dày có thêm chỗ trống còn giúp bé tiếp tục ăn thêm được một lượng sữa nữa.
Mẹ nên vỗ ợ hơi cho bé sơ sinh bao lâu? Ăn xong bao lâu thì vỗ ợ hơi cho bé
Ăn xong bao lâu thì vỗ ợ hơi cho bé? Dù là bữa ngày hay bữa đêm thì với bé sơ sinh tầm 6 tháng tuổi trở lại, đặc biệt là trong 3 tháng đầu đời mẹ nên vỗ ợ hơi cho con. Khi trẻ bắt đầu biết ngồi, việc đẩy khí ra khỏi dạ dày sẽ trở nên dễ dàng hơn, đồng thời hệ tiêu hóa của trẻ dần hoàn thiện thì mẹ có thể không cần vỗ ợ hơi cho bé nữa.
Việc vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh bao lâu còn tùy thuộc vào lượng khí bị dồn nén trong dạ dày của bé. Thông thường, các chuyên gia khuyến khích mẹ vỗ cho bé đến khi nghe thấy tiếng con ợ, có một chút cặn sữa trào ra hoặc bé chịu ăn tiếp, ngừng khóc, trở nên vui vẻ, dễ chịu hơn.
Mẹ cần bế bé lên và vỗ ợ hơi cho con sau mỗi lần ăn sữa và mỗi lần đổi bên (hoặc thậm chí là giữa cữ sữa đối với bé bú bình vì các bé này thường có xu hướng nuốt nhiều khí vào hơn so với bé bú mẹ).
Thời điểm vỗ ợ hơi cho bé
Với những trẻ khỏe mạnh, sau khi bé ngừng bú là thời điểm tốt nhất để vỗ ợ hơi. Sau mỗi lần đổi bên ngực hay sau khi bú hết 60 – 90ml, mẹ hãy vỗ ợ hơi cho con rồi mới tiếp tục cho con bú đến khi nào trẻ no. Sau khi trẻ bú no thì vỗ ợ hơi lần nữa.
Với những trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ và bị trào ngược, bạn nên tăng cường vỗ ợ hơi giúp bé thoải mái và ăn được nhiều hơn. Thường sau khoảng 5 phút cho bú hoặc khi trẻ bú hết 30ml, mẹ nên vỗ ợ hơi.
- Mẹ nên vỗ ợ hơi cho bé sơ sinh bao lâu? Ăn xong bao lâu thì vỗ ợ hơi cho bé? (Nguồn ảnh: istockphoto)
Cách vỗ ợ hơi cho bé sơ sinh đơn giản
2 tư thế phổ biến nhất giúp bé ợ hơi dễ dàng gồm:
- Tư thế bế vác. Một tay đỡ cổ và lưng bé. Sau đó từ từ đặt bé cằm bé dựa lên xương bả vai của bố mẹ. Cần lưu ý để mặt bé nghiêng sang một bên, giúp bé thở dễ dàng hơn.
- Tư thế bế bé nằm sấp trên đòn cánh tay.
Ngoài ra, một số chuyên gia gợi ý rằng có thể dùng khăn ấm để lên bụng bé cũng có tác dụng giúp con đẩy được hơi ra ngoài bằng cách ợ hoặc đánh rắm.
- Cách vỗ ợ hơi cho bé sơ sinh đơn giản nhất (Nguồn ảnh: istockphoto)
Khi nào cần đưa bé đi khám vì ọc sữa
- Hãy cho bé đi khám bác sĩ nhi khoa nếu con ọc sữa quá thường xuyên, gây ra tình trạng ho khò khè kéo dài, viêm phổi tái đi tái lại, ói có lẫn máu, chậm tăng cân, rối loạn giấc ngủ. Nếu có kèm thêm các tình trạng này thì bé đã bị trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý.
- Một số nguyên nhân bệnh lý khác có thể làm bé ọc sữa, nếu bé có thêm các dấu hiệu sau cũng cần đưa bé đi khám như: ói nhiều, sụt cân, ói tất cả mọi thứ, nôn ói kèm tiêu chảy hay tiêu có nhầy máu, con bú kém, nóng sốt, kích thích, quấy khóc nhiều khó dỗ
- Cần khám ngay nếu bé ói ra dịch vàng, dịch xanh, ói máu, bỏ bú, chướng bụng
Bé không những bị đầy bụng mà còn nấc thì mẹ nên làm thế nào
Mẹ đã biết vỗ ợ hơi bao lâu là đúng khoa học. Mẹ hãy nhớ nấc là hiện tượng bình thường và phổ biến đối với trẻ sơ sinh. Tình trạng này sẽ dần dần biến mất khi bé bước sang tháng thứ 4-5.
Bé bị nấc vì hoạt động của cơ hoành chưa có sự phối hợp nhịp nhàng với nhịp thở. Nếu bé bị nấc, mẹ có thể cho bé bú sữa tiếp, sau một lúc con sẽ hết nấc mà không cần uống nước.
Nhưng nếu con nấc lâu đến cả tiếng đồng hồ kết hợp với nôn trớ, thì mẹ cần đưa bé đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân chính xác của tình trạng này.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!