Nguyên nhân gây tắc tia sữa và cách phòng tránh tái lại nhiều lần
Tắc tia sữa là hiện tượng thường gặp ở các bà mẹ mới sinh con đầu lòng chưa có nhiều kinh nghiệm. Biểu hiện của bệnh là hai vú cương cứng, rất đau, nóng. Nhiều trường hợp còn bị sốt vừa hoặc sốt cao. Tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến áp xe vú rất nguy hiểm. Vậy đâu là nguyên nhân gây tắc tia sữa, các phòng tránh và làm thông tia sữa như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi nhé.
Nguyên nhân gây tắc tia sữa
Sữa được tạo ra ở nang sữa theo các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa ở phía sau quầng vú. Dưới tác dụng kích thích của động tác bú mút của trẻ, sữa sẽ chảy ra ngoài. Trên dòng chảy vì một lí do nào đó mà lòng ống dẫn bị hẹp bít lại (chèn ép từ ngoài vào hay bít tắc trong lòng ống), sữa sẽ không thể thoát ra ngoài được. Tại chỗ tắc sẽ dần tạo thành hòn cục do hiện tượng sữa đông kết. Trong lúc đó, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn trước chỗ tắc ngày càng bị căng giãn. Hiện tượng này gây chèn ép các ống dẫn sữa khác, tạo ra một vòng xoắn bệnh lí. Làm tình trạng tắc sữa ngày càng nặng thêm.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân sau đây gây tắc tia sữa sau khi sinh ở nhiều bà mẹ như:
- Không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh;
- Không vắt bỏ sữa thừa khi trẻ bú không hết gây ứ đọng sữa;
- Mẹ bị cảm lạnh nên sữa khó lưu thông;
- Sau khi cho trẻ bú không vệ sinh lau rửa đầu vú sạch…
Dấu hiệu nhận biết tắc tia sữa
– Dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng tắc sữa là bầu vú căng to hơn so với bình thường và càng lúc càng tăng dần, đau nhức và không tiết sữa hoặc ra ít.
– Có cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, sốt, đau vú tăng lên nếu sữa đã ứ đọng nhiều ở bên trong.
– Khi sờ sẽ thấy có những khối tròn bề mặt gồ ghề, mật độ cứng với nhiều kích thước khác nhau, khi chạm vào rất đau.
Khi có các dấu hiệu trên, các sản phụ cần được thăm khám sớm bởi các bác sĩ chuyên khoa. Chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác và tiến hành phương pháp điều trị cho phù hợp. Các sản phụ cũng được khuyên tránh tự ý điều trị bằng các phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng hoặc trì hoãn việc điều trị.
Phòng tránh tắc tia sữa
Vệ sinh núm vú
Núm vú là phần mà vi khuẩn dễ xâm nhập và làm tắc tia sữa. Chính vì thế, điều quan trọng cần chú ý là luôn vệ sinh phần ngực sạch sẽ, nhất là phần đầu vú, các kẽ của phần đầu vú. Dùng khăn sạch, nhúng nước ấm để lau sạch đầu vú. Trước khi cho bé bú, bạn cần lau sạch đầu vú, vắt vài giọt sữa đầu bỏ đi rồi hãy cho bé bú. Sau đó, nếu trẻ bú không hết sữa, cần nặn hết sữa ra để đảm bảo không có sữa đọng lại bên trong, dễ vón cục gây tắc tuyến sữa. Lau sạch đầu vú khi bé đã bú và vắt hết sữa thừa. Bạn có thể thử các phương cách trên nếu bị tắc tia sữa sau kh sinh con, nhưng nếu thấy tình hình không được cải thiện cần đến gặp các bác sĩ để được điều trị ngay, tránh để lâu mẹ con đều khổ và có thể gây ra áp – xe vú gây nguy hiểm.
Để phòng ngừa viêm tắc tia sữa sau sinh, quan trọng nhất là phòng nứt đầu vú. Trong thời kỳ đầu mang thai, nếu núm vú thụt vào hoặc bằng phẳng, chị em cần phải vê kéo dần ra ngoài hàng ngày.
Cho con bú đúng giờ
Người mẹ cần cho con bú đúng giờ, mỗi lần bú không quá dài, khoảng 10-15 phút là đủ, bú hết một bên, không để trẻ ngậm đầu ti ngủ. Nếu con bú không hết, mẹ cần vắt sữa ra ngoài.
Mỗi lần cho bú, sản phụ cần giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú. Trước khi cho con bú phải lau sạch và vắt một vài giọt sữa đầu bỏ đi, khi bú xong lại phải lau sạch, khô.
Dụng cụ hút sữa
Dùng áp lực âm để hút nên thường chỉ sử dụng trong giai đoạn sớm. Khi sữa mới vón kết và với vị trí tắc nằm gần núm vú. Đối với vị trí tắc ở sâu hoặc ở nang sữa thì rất khó bởi vì nếu để áp lực nhỏ thì không thể làm tan sữa đông kết, còn nếu để áp lực lớn thì sẽ làm tổn thương nặng thêm do mạch máu, ống dẫn bị căng giãn. Nhất là khi hiện tượng tắc sữa có yếu tố nhiễm khuẩn. Ở giai đoạn muộn khi sự vón kết sữa đã hình thành những cục, mảng lớn thì dùng dụng cụ hút sữa gần như không có tác dụng. Vậy nên chỉ nên sử dụng dụng cụ hút sữa khi mới xuất hiện nhưng dấu hiệu sớm của bệnh.
Phương pháp vật lý trị liệu
Khi các phương pháp dự phòng thất bại, sản phụ cần được điều trị kịp thời. Hiện nay, phương pháp mới được áp dụng trong điều trị viêm tắc tia sữa là sử dụng các tác nhân vật lý. Như sóng siêu âm trị liệu, laser cường độ cao, nhiệt trị liệu (nóng hoặc lạnh tuỳ vào tình trạng) và massage trị liệu kết hợp máy hút sữa chuyên dụng.
Theo chuyên viên vật lý trị liệu Lê Thị Lệ Thuỷ, Bình Dương. Trước đây, việc điều trị viêm tắc tia sữa chủ yếu bằng các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh làm ảnh hưởng đến việc tiết sữa. Đôi khi sau điều trị sản phụ cũng không còn khả năng tiết sữa.
Hiện nay, vật lý trị liệu là phương pháp điều trị tiên tiến và được áp dụng tại một số cơ sở y tế. Dựa trên cơ sở lý luận bóc tách các kết dính sâu bởi các loại sóng xuyên thấu. Đem lại hiệu quả nhanh ngay sau lần điều trị đầu tiên. Thông thường sau khoảng 2-3 lần điều trị, sản phụ có thể cho con bú trở lại mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Song song với quá trình điều trị, sản phụ sẽ được tư vấn các kiến thức về sữa mẹ và phương pháp cho con bú một cách hiệu quả. Nhằm đạt được kết quả tốt nhất cũng như phòng tránh tái phát.
Tổng hợp cho theAsianparent Việt Nam
Xem thêm
Ác mộng sau sinh: Viêm tắc tia sữa và cách điều trị
Cách chữa tắc tia sữa sau sinh
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!