44 tuổi có nên sinh con hay không? Làm sao để sinh con khỏe mạnh sau 40 tuổi? Sau tuổi 40, người mẹ mang thai có tỷ lệ sảy thai khá cao, khoảng 34% và tỷ lệ này sẽ tăng đến 53% khi mẹ ở tuổi 45.
Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Khả năng mang thai sau 40 tuổi
- Những rủi ro mẹ có thể gặp khi mang thai muộn
- 44 tuổi có nên sinh con không?
- Bí quyết sinh con khỏe mạnh sau tuổi 40 tuổi
Khả năng mang thai sau 40 tuổi
Theo thống kê, khả năng có thai của phụ nữ ở giữa độ tuổi 30 là 75%. Đối với phụ nữ trên 40 tuổi, khả năng này giảm xuống còn khoảng 40 – 50% và đến độ tuổi 43 thì chỉ còn 1 – 2 %, một tỉ lệ vô cùng mong manh.
Nguyên nhân là do lượng trứng – chất lượng trứng (gọi chung là dự trữ buồng trứng) càng giảm khi mẹ càng lớn tuổi, chưa kể tuổi tác gia tăng kèm theo nhân xơ, lạc nội mạc tử cung nên rất khó để thụ thai và giữ thai.
Có thể bạn chưa biết:
Tuy vậy, y học ngày nay đã rất phát triển, người mẹ có thể tăng khả năng thụ thai sau 40 tuổi bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Tỷ lệ thành công của phương pháp này cũng giảm mạnh đối với phụ nữ trên 35 tuổi và sử dụng trứng của bản thân.
Để tăng tỷ lệ thành công, bạn có thể sử dụng trứng được hiến tặng, khi đó, những rủi ro khi mang thai như sảy thai hay rối loạn di truyền sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào độ tuổi của người hiến tặng trứng.
Những rủi ro mẹ có thể gặp khi mang thai muộn, phụ nữ không nên sinh con ở tuổi nào?
1. Nguy cơ sảy thai
Sau tuổi 40, người mẹ mang thai có tỷ lệ sảy thai khá cao, khoảng 34% và tỷ lệ này sẽ tăng đến 53% khi mẹ ở tuổi 45. Như vậy, càng lớn tuổi thì khả năng sảy thai sẽ càng cao do nội tiết tố của chị em đã thay đổi rất nhiều, nội mạc tử cung có thể không đủ dày hay quá trình cung cấp máu cho tử cung không đủ để duy trì thai kì,…
2. Tăng nguy cơ đẻ mổ
Ngoài 40 tuổi, tình trạng sức khỏe của mẹ đã kém hơn rất nhiều so với trước đây nên thường bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra trong quá trình chuyển dạ. Ngoài ra, quá trình sinh cũng cần nhiều biện pháp hỗ trợ sinh sản như thúc chuyển dạ, gây tê màng cứng,…
3. Nguy cơ tiểu đường thai kỳ và cao huyết áp
Tiểu đường thai kỳ và cao huyếp áp là bệnh rất phổ biến với mẹ bầu trên 35 tuổi. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của em bé, ngoài ra còn làm tăng nguy cơ sinh non và nhiều biến chứng khác cho trẻ khi chào đời.
4. Rủi ro về mặt di truyền
Cha mẹ thụ thai và sinh con khi đã ngoài 40 đều khiến chất lượng trứng cũng như tinh trùng giảm sút. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng của phôi thai, khiến thai nhi dễ gặp các bất thường về nhiễm sắt thể và dễ mắc các dị tật bẩm sinh như Down, Edward, Patau,…
44 tuổi có nên sinh con không?
Dù mang thai ngoài tuổi 40 ẩn chứa rất nhiều rủi ro nhưng cũng không phủ nhận rằng chúng cũng mang lại một số lợi ích nhất định. Vậy 44 tuổi có nên sinh con không? Hãy cùng tìm hiểu một số lợi ích của việc mang thai ngoài 40 tuổi trước nhé:
- Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, phụ nữ trên 40 tuổi vẫn sinh con tự nhiên được mà không cần sự can thiệp của các loại thuốc trợ sinh hoặc công nghệ hỗ trợ sinh sản chứng tỏ sức khỏe mẹ vẫn còn tốt, hơn nữa mẹ còn có thể sống lâu hơn những người bình thường
- Ở độ tuổi này, mẹ đã có đủ kinh nghiệm sống và sự chính chắn để có thể làm một người mẹ tốt. Trong gia đình, cả ba và mẹ đã có đủ sự thấu hiểu và hòa hợp để cùng nhau xây dựng gia đình và nuôi dạy con cái
- Tài chính ổn định: Mẹ có con muộn khi đã xây dựng sự nghiệp và tài chính ổn định, đồng thời kỹ năng quản lý tài chính cũng tốt hơn nên có có thể lo cho con những điều kiện sinh hoạt và học tập tốt nhất khi bé chào đời
Như vậy có thể thấy, 44 tuổi có sinh con được không, 44 tuổi có nên sinh con thứ 3 không thì câu trả lời là vẫn được. Miễn là mẹ cần phải theo dõi thai kỳ thật chặt chẽ và có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để sinh con thật khỏe mạnh.
Mẹ đã biết chưa?
Bạn cần làm gì để tăng khả năng thụ thai sau tránh thai?
Đàn ông 44 tuổi có nên sinh con?
Theo Tiến sĩ Charlotte Coat, thuộc Phòng nghiên cứu về thụ tinh ống nghiệm Fertas ở Lausanne, Thụy Sĩ, gần đây người ta bắt đầu quan tâm hơn tới khả năng sinh sản của người cha, cũng như những gì mà họ sẽ di truyền cho con cái.
Tùy theo đánh giá của mỗi nghiên cứu, độ tuổi này có thể dao động từ hơn 35, 40 hoặc 45. Tiến sĩ Ariane Giacobino thuộc Khoa Di truyền Bệnh viện Đại học Geneva (HUG) dẫn lời các ý kiến của Hiệp hội y học sinh sản Mỹ cho rằng 40 là độ tuổi “hơi lớn” để làm cha.
Theo tạp chí Maturitas của Hiệp hội mãn kinh và tiền mãn kinh và mãn dục châu Âu, có sự gia tăng các biến chứng khi mang thai và sinh nở nếu người bố ở độ tuổi từ 45 trở lên. Đối với nam giới “cao tuổi”, trẻ sinh ra thường gặp phải các rối loạn về thần kinh, tâm thần và ung thư khi còn thơ ấu nhiều hơn so với những đứa trẻ khác.
Bí quyết sinh con khỏe mạnh sau tuổi 40 tuổi
1. Thăm khám định kỳ
Để đảm bảo an toàn và không có bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào xảy ra trong suốt thai kỳ, mẹ cần đăng ký quản lý thai nghén tại bệnh viện sản khoa uy tín ở gần nơi mẹ ở và khám thai định kỳ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
2. Xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi
Mẹ bầu mang thai ngoài 40 tuổi thì thăm khám định kỳ thôi vẫn chưa đủ, mẹ cần thực hiện thêm các xét nghiệm trước sinh để kiểm tra xem em bé của bạn có bất thường về nhiễm sắc thể và có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh hay không. Một số xét nghiệm sàng lọc trước sinh phổ biến gồm có Double test, Triple test, NIPT, chọc ối,…
3. Chế độ ăn uống lành mạnh
Phụ nữ mang thai cần bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng trong thai kỳ để thai nhi phát triển khỏe mạnh như axit folic, sắt, canxi, vitamin cùng nhiều khoáng chất cần thiết khác. Ngoài việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng các loại thực phẩm từ thịt, cá, trứng, sữa, hải sản cho đến rau củ, trái cây,… mẹ cần uống thêm các viên uống vitamin tổng hợp để đảm bảo cung cấp cho thai nhi đủ chất.
4. Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại
Trong thời gian mang thai, mẹ cần chú ý hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại như khói thuốc lá, sơn dầu, thuốc nhuộm quần áo, sơn móng tay, bình ắc qui, sản phẩm tẩy rửa sàn nhà,… để tránh gây nguy hại đến thai nhi.
Vừa rồi là những thông tin giải đáp cho thắc mắc 44 tuổi có nên sinh con không. Dù ẩn chứa nhiều rủi ro khi mang thai ở độ tuổi này nhưng mẹ vẫn có thể có một thai kỳ khỏe mạnh nếu có chế độ ăn uống khoa học và khám thai thường xuyên. Ngoài ra hãy chú ý giữ cho tinh thần thoải mái, thường xuyên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga để tăng cường sức khỏe.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!