Đâu là 7 điều mẹ sinh mổ nhất định phải biết trước khi trải qua cơn vượt cạn có đụng đến dao kéo này? Chuẩn bị tinh thần tốt và thể chất khoẻ càng giúp thai phụ bình tĩnh vững tin hơn.
Luôn có rủi ro khi mẹ sinh mổ
Mặc dù hiện nay tỷ lệ sinh mổ phổ biến hơn và an toàn hơn với hỗ trợ tiên tiến của y tế , nhưng sinh mổ vẫn được xem là cuộc phẫu thuật lớn đi kèm với rủi ro. Các rủi ro bao gồm mất máu, nhiễm trùng và tổn thương các cơ quan xung quanh. Ngoài ra còn có nguy cơ thuyên tắc phổi, một cục máu đông di chuyển đến phổi, sinh mổ sẽ có tỷ lệ mắc phải biến chứng này cao hơn so với sinh qua đường âm đạo.
Thai phụ sẽ hoàn toàn tỉnh táo cũng là 1 trong 7 điều mẹ sinh mổ nhất định phải biết
Trước khi làm thủ thuật, thai phụ sẽ được gây tê tại chỗ – có nghĩa là bạn sẽ tỉnh táo hoàn toàn.
Gây tê vùng như ngoài màng cứng hoặc khối tủy sống, làm tê cơ thể từ thắt lưng trở xuống, là phương pháp gây mê được ưu tiên khi sinh mổ. Đối với những phương pháp này, thuốc tê được tiêm vào không gian xung quanh tủy sống, làm tê liệt từ đó trở xuống. Mặc dù vậy, thai phụ vẫn tỉnh táo và sẽ cảm thấy một chút áp lực trong bụng trong quá trình thực hiện, nhưng hoàn toàn không đau.
Biến chứng phổ biến nhất của loại gây mê này là nhức đầu sau sinh. Tuy nhiên, những cơn đau này không nguy hiểm và có xu hướng tự khỏi trong vài ngày không điều trị.
Thời gian hồi phục với sinh mổ lâu hơn nhiều so với sinh thường
Thông thường, sản phụ phải ở lại bệnh viện ít nhất từ 3-4 ngày sau khi sinh mổ so với 1-2 ngày sau khi sinh qua ngã âm đạo.
Quá trình hồi phục khi sinh thường nếu thành công và không có biến chứng thì cơ thể sẽ cảm thấy trở lại như cũ trong vòng 1-2 tuần. Với sinh mổ, thường mất 1-2 tháng để vết thương và cơ thể phục hồi.
Và quá trình hồi phục có thể mệt mỏi hơn nếu thai phụ phải trải qua một quá trình chuyển dạ dài trước khi quyết định sinh mổ, so với việc đã lên kế hoạch trước đó.
1 trong 7 điều mẹ sinh mổ nhất định phải biết là cơn đau cũng dữ dội hơn
Một vài thai phụ muốn sinh mổ để tránh đau đớn khi sinh nở thuận tự nhiên qua âm đạo. Nhưng khi tiến hành phẫu thuật, cơn đau thực sự kéo dài hơn. Vì vết mổ tập trung ở vùng bụng, vì vậy khi cười, ho, hắt hơi, lên xuống giường, tất cả đều đau.
Thai phụ nên biết rằng sinh thường chắc chắn sẽ kèm với cơn đau khi đứa trẻ lọt lòng và sau đó vẫn đau nhưng nhanh lành hơn.
Không cảm nhận được khi cho con bú lần đầu
Tình trạng tê có thể sẽ tiếp tục sau khi sinh em bé, vì vậy hãy lưu ý rằng điều đó có nghĩa là khả năng sản phụ không cảm nhận được khi cho em bé bú mẹ lần đầu tiên. Đừng lo lắng, lúc này y tá thường sẽ có mặt để trợ giúp. Và chắc chắn sau này mẹ bỉm sữa cũng có nhiều thời gian để gắn bó với em bé trong thời gian tới.
Có thể chủ động chọn sinh mổ thay vì sinh thường
Ngày nay, phụ nữ có lựa chọn muốn sinh mổ vì nhiều lý do cá nhân, ngay cả khi không cần thiết vì lý do y tế. Nhưng hãy luôn nhớ rằng đây là một cuộc phẫu thuật lớn ở bụng, mang lại một số rủi ro cho thai phụ và thai nhi. Và cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn để hồi phục sau ca sinh nở và có thể bị đau và khó chịu trong vài tuần sau đó.
Để đưa ra quyết định đúng đắn, hãy nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ điều gì khiến bạn lo lắng và về lý do tại sao muốn sinh mổ.
Lần đi ngoài đầu tiên sẽ khá khó khăn
Có thể bạn đã vài lần nghe việc đi tiêu lần đầu tiên sau khi sinh con có thể khó khăn, và nghĩ rằng chỉ những phụ nữ sinh con bằng đường âm đạo mới gặp phải tình trạng này. Đó không hẳn là sự thật! Thai phụ sinh mổ cũng sẽ gặp tình trạng tương tự và cũng sẽ khá đau. Và một trong những điều kiện mẹ có thể xuất viện là phải đi tiêu được. Nếu bác sĩ có kê thuốc giúp mềm phân, đừng ngần ngại sử dụng chúng.
Ngoài 7 điều mẹ sinh mổ nhất định phải biết này thì còn rất nhiều thông tin khác thai phụ cần biết tuỳ thuộc vào tình trạng của từng người. Hãy suy nghĩ cẩn thận và chuẩn bị tinh thần thật tốt và thoải mái để hạnh phúc nhìn thấy mặt con yêu nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!