Đau vết mổ sau sinh 2 năm có thể là dấu hiệu rằng người phụ nữ đang bị một tình trạng có tên là lạc nội mạc tử cung ở vết mổ thành bụng. Lúc này chị em cần được thăm khám để điều trị phù hợp.
Nội dung bài viết:
- Hiện tượng đau vết mổ đẻ sau sinh 2 năm
- Chẩn đoán tình trạng đau vết mổ cũ sau sinh
- Điều trị lạc nội mạc tử cung
Hiện tượng đau vết mổ sau sinh 2 năm
Trong một bài nghiên cứu và khảo sát 19 người đã sinh mổ ở một phòng khám được đăng vào năm 2019 cho thấy có khoảng 10 bệnh nhân gặp phải hiện tượng đau vết mổ sau sinh 2 năm.
Bạn có thể chưa biết:
Mang thai tháng cuối bị đau vết mổ cũ là bị làm sao, có nguy hiểm không?
Vết mổ đẻ bị đau bên trong: Nguyên nhân và cách ngăn ngừa tình trạng này
Vết mổ sau sinh bị sưng đau là do đâu? Để thực hiện phẫu thuật mổ lấy thai, bác sĩ phải dùng dao rạch nhiều lớp trên cơ thể sản phụ nên mẹ sẽ cần rất nhiều thời gian để có thể phục hồi lại như trước đây. Quá trình lành vết mổ cũng kéo dài tùy theo cơ địa từng người, tính chất vết mổ… Có những người vết mổ rất đẹp nhưng có những người cơ địa sẹo lâu lành, sẹo lồi thì thời gian sẽ kéo dài hơn. Trong trường hợp bị dính bên trong thì có thể do cơ buồng tử cung liền không tốt, co kéo và dính vào các tổ chức bên trong gây đau. Nếu mẹ siêu âm cho thấy kết quả viêm niêm mạc tử cung, viêm dính thì cần điều trị bằng cách uống thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa.
1 nguyên nhân khác làm đau vết mổ sau sinh 2 năm có thể là do lạc nội mạc tử cung, nhưng hiện tượng này tương đối không phổ biến. Khi bị lạc nội mạc tử cung do sẹo mổ lấy thai, tên y học là lạc nội mạc tử cung ở vết mổ thành bụng.
Lạc nội mạc tử cung sau mổ đẻ là sự xuất hiện khối sưng ở vị trí sẹo mổ với nhiều kích thước khác nhau và thường gây đau. Do những mô này cũng có tính chất chảy máu theo chu kỳ nên có thể gây kích thích tại các cơ quan mà nó lạc đến, dẫn đến viêm và chảy máu. Những năm gần đây, hiện tượng này có xu hướng tăng dần do tần suất sinh mổ tăng dần.
Bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng này như thế nào?
Khá nhiều trường hợp bị lạc nội mạc tử cung phải mất nhiều năm mới phát hiện và được chẩn đoán, đơn cử chỉ khi phụ nữ cảm thấy đau vết mổ sau sinh 2 năm.
Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy thời gian trung bình từ khi bắt đầu có triệu chứng đến khi được chẩn đoán ở Hoa Kỳ là 4,4 năm. Phụ nữ trẻ tuổi hơn có xu hướng mất nhiều thời gian hơn mới phát hiện tình trạng này.
Để đảm bảo chẩn đoán chính xác và nhanh chóng, chị em nếu gặp tình trạng đau vết mổ sau sinh 2 năm hoặc nghi ngờ mình bị lạc nội mạc tử cung do mổ đẻ có thể cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám.
Thông thường, các bác sĩ sẽ xem xét đầy đủ lịch sử bệnh án và khám phụ khoa trước khi chỉ định các xét nghiệm cần thiết khác, bao gồm:
- Siêu âm vùng chậu: ở thủ thuật này, bác sĩ sử dụng sóng âm thanh để xem tử cung và các cơ quan xung quanh. Một đầu dò nhỏ có thể sẽ được đưa vào âm đạo để nhìn rõ hơn.
- Sinh thiết vùng chậu: bác sĩ có thể dùng kim để lấy mẫu một phần nhỏ mô nội mạc tử cung và đi xét nghiệm. Việc lấy mẫu thử này cũng có thể giúp loại trừ các vấn đề khác, chẳng hạn như sự phát triển của ung thư.
- Phẫu thuật thăm dò: thường là nội soi, là cách duy nhất để bác sĩ chẩn đoán xác định lạc nội mạc tử cung do vết mổ đẻ gây ra.
Bạn có thể chưa biết:
Đau vết mổ khi mang thai lần 3 có nguy hiểm không?
Tại sao phụ nữ bị đau vết mổ sau sinh 4 năm? Cách xử lý tình huống này
Điều trị lạc nội mạc tử cung do vết mổ sau sinh 2 năm
Phương pháp điều trị cho chị em bị lạc nội mạc tử cung thường phụ thuộc vào các triệu chứng của bệnh nhân. Nếu cảm giác khó chịu nhẹ và/hoặc diện tích lạc nội mạc tử cung nhỏ, bác sĩ và cả bệnh nhân có thể không muốn điều trị xâm lấn. Lúc này bác sĩ có thể cho dùng thuốc giảm đau không kê đơn.
Các bác sĩ cũng thường điều trị lạc nội mạc tử cung nguyên phát bằng thuốc. Ví dụ như thuốc tránh thai. Những hormone này kiểm soát các hormone gây chảy máu.
Tuy nhiên, khi bị đau vết mổ sau sinh 2 năm và được chẩn đoán là bị lạc nội mạc tử cung do vết mổ thì điều trị bằng thuốc thường không có tác dụng.
Thay vào đó, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật tiến hành mổ mở qua vết mổ cũ đó để cắt khối lạc nội mạc tử cung đó đi rồi khâu hồi phục lại vết mổ thành bụng chứ không mổ nội soi. Có thể một phần nhỏ xung quanh vị trí vết mổ cũng sẽ được xem xét để đảm bảo tất cả các tế bào đã biến mất và đảm bảo nguy cơ không tái phát.
Hãy trao đổi và đặt ra câu hỏi cho bác sĩ nhiều nhất có thể để giải đáp hết những thắc mắc, đắn đo để từ đó có thể đưa ra quyết định tốt nhất và an toàn nhất.
Sau khi phẫu thuật, khả năng lạc nội mạc tử cung sẽ quay trở lại là rất ít. Những phụ nữ chọn phẫu thuật có tỷ lệ tái phát là 4,3%.
Lời kết
Có nhiều cách giảm đau vết mổ sau sinh nhưng nếu sau sinh đã 2 năm mà vẫn bị đau thì mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và tốt nhất là đến bác sĩ để được thăm khám và xác định chính xác. Đừng chần chừ hay nghe lời chỉ bảo không căn cứ đối với những vấn để liên quan đến sức khoẻ nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!