Mang thai tháng cuối bị đau vết mổ cũ, đặc biệt là tình trạng đau âm ỉ báo hiệu nhiều biến chứng mẹ có thể gặp phải trong lần sinh mổ kế tiếp này.
Câu chuyện về mẹ bầu mang thai tháng cuối bị đau vết mổ cũ, đau bụng nhiều
Đau vết mổ cũ, một trong những dấu hiệu đáng lo ngại của những thai phụ từng trải qua phương pháp sinh mổ nhiều lần.
Mẹ bầu N.T.N.N. (34 tuổi, quê ở Cần Thơ) cũng từng phải cấp cứu khẩn cấp vì điều này.
Khi còn 7 tuần nữa là đến ngày dự sinh, chị bị đau bụng khá nhiều. Các bác sĩ nghi ngờ chị N. có thể bị vỡ tử cung trên đường rạch tử cung trước đây. Chị N. ngay lập tức được đưa vào phòng mổ.
Trong ổ bụng lúc này có tình trạng chảy máu với khoảng 300ml máu đỏ tươi nhưng không phải xuất phát từ vết mổ cũ ở tử cung.
Sau khi thám sát, các bác sĩ phát hiện lượng máu chảy ra từ một vết nứt ở góc bên trái tử cung. Nguyên nhân là do nhau thai ăn sâu vào đến gần hết lớp cơ tử cung, tạo ra một vết nứt ở tử cung. Nếu không cấp cứu kịp thời, tử cung sẽ vỡ.
Mẹ bầu mang thai tháng cuối bị đau vết mổ cũ – Những biến chứng nguy hiểm mẹ bầu cần cẩn trọng
Khi thực hiện sinh nở bằng phương pháp sinh mổ, các bác sĩ sẽ phải tiến hành rạch một đường ở bụng dưới, ngang xương mu tạo một vết mổ kéo dài cả ở bên trong và bên ngoài tử cung.
Với những mẹ mang thai sau sinh mổ, đặc biệt là hai lần sinh mổ quá liền kề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Thai bám vào vết mổ cũ
Rất nguy hiểm cho mẹ và con nếu có bám 1 phần hay bám hoàn toàn sẹo thì các gai bánh rau sẽ ăn sâu qua lớp tử cung và xuyên vào cả bàng quang khi vào trường hợp này các mẹ cần phải phẫu thuật mổ lấy thai hay nạo hút thai ra ngay thậm trí phải cắt bỏ tử cung để giữ an toàn cho người mẹ.
Rau cài răng lược
Là trường hợp mẹ bị rau tiền đạo và rau bám thấp mặt trước nếu có sẹo mổ cũ thì nguy cơ bị rau cài răng lược rất cao. Do vậy khi đến ngày sinh mẹ cần phải mổ lấy thai để tránh nguy cơ cắt vào tử cung, hay ảnh hưởng đến ruột, bàng quang do bánh nhau xâm chiếm lên các cơ quan này.
Nứt vết mổ
Nếu mẹ bầu bị đau vết mổ cũ có nhiều nguy cơ bị xuất huyết, nứt vết mổ. Đặc biệt là hiện tượng bục vỡ tử cung do vết mổ bị giãn quá căng dẫn đến không chịu được sức ép từ thai nhi
Bác sĩ Phan Thanh Bình, khoa Chăm sóc trước sinh – BV Từ Dũ cho biết, các trường hợp đau vết mổ cũ mẹ bầu nên khám lại ngay khi có triệu chứng đau này, nguy cơ nứt vết mổ luôn có cho dù lần mổ trước có cách lần này bao nhiêu năm. Nết đúng là nứt vết mổ thì phải mổ sinh càng sớm càng tốt.
Mẹ bầu cần lưu ý gì khi gần đến ngày sinh?
Khi người phụ nữ có vết mổ đẻ cũ thì những nguy cơ đối với lần mang thai sau sẽ cao hơn so với phụ nữ sinh thường.
Nếu có cơn đau đột ngột dữ dội, thai phụ cần đến bệnh viện theo dõi vì đó có thể là dấu hiệu bất thường tại tử cung.
Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp với mẹ bầu.
Nhưng thông thường, thời điểm sinh mổ lần 2 của mẹ sẽ được bác sĩ tiên lượng dựa vào sức khỏe, tình trạng của mẹ và thai nhi. Bác sĩ sẽ dựa vào quá trình mang thai của mẹ, thông tin về lần sinh trước được cung cấp bởi bà mẹ, để xác định thời gian sinh phù hợp nhất.
Với trường hợp mẹ bầu có sức khỏe tốt, thai nhi phát triển ổn định thì bà mẹ sẽ được sinh mổ từ tuần thứ 39 trở đi, trước khi có cơn đau chuyển dạ vì những cơn co thắt có thể làm ảnh hưởng đến vết sẹo do lần sinh đầu tiên.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!