Dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai bao gồm những biểu hiện rất dễ nhận thấy như xuất hiện các cơn đau bất thường ở vùng bụng và xương chậu, xuất huyết âm đạo, đau buốt mỗi khi đi tiểu và thường xuyên mệt mỏi.
Phụ nữ mang thai và nguy cơ ung thư cổ tử cung
Vi-rút HPV là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư cổ tử cung (UTCTC). Các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm vi-rút HPV:
- Phụ nữ có vấn đề về quan hệ tình dục
- Cá nhân có tiền sử bị loạn sản cổ tử cung
- Gia đình có tiền sử bị ung thư cổ tử cung
- Hút thuốc
- Bị mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs), chẳng hạn như chlamydia
- Mắc các vấn đề về hệ thống miễn dịch
- Con sinh ra có nguy cơ bị nhiễm HPV nếu người mẹ đã sử dụng thuốc diethylstilbestrol (DES- thuốc nội tiết tố dùng để ngăn ngừa sảy thai) trong khi mang thai.
Với phụ nữ mang thai, theo thống kê có khoảng 3% có nguy cơ bị mắc bệnh do suy giảm hệ thống miễn dịch và nhiều nguyên nhân khác.
Để nhận biết bệnh, mẹ bầu cần hết sức cảnh giác khi thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường như dưới đây.
Dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai mẹ bầu cần cảnh giác
Ở giai đoạn sớm
Khi chị em mắc ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu hoặc có những tổn thương về tiền ung thư thì thường không có hay có ít các triệu chứng đặc hiệu nào về bệnh. Dấu hiệu ung thư cổ tử cung chỉ xuất hiện rõ ràng khi các tế bào ác tính phát triển nhanh và xâm lấn vào các tổ chức lân cận.
Ở giai đoạn bệnh đã phát triển
Bệnh ung thư cổ tử cung khi mang thai cũng sẽ có các dấu hiệu tương tự như ở người bình thường. Khi bước sang giai đoạn 2-3 của bệnh, chị em sẽ thấy mình có các biểu hiện bất thường như sau:
1. Đau vùng chậu và lưng
Hiện tượng này thường gặp khi bệnh đã ở mức độ nghiêm trọng. Những cơn đau vùng chậu, vùng lưng xuất hiện và có thể lan xuống chân, gây ra sưng phù chân.
2. Xuất huyết âm đạo
Đây là dấu hiệu đầu tiên dễ nhận biết nhất của bệnh. Khi tế bào ung thư phát triển và dần lan rộng ra các cơ quan tổ chức xung quanh, chúng phá vỡ các mao mạch của cơ quan từ đó gây chảy máu âm đạo.
Đặc biệt nếu đối với phụ nữ đang mang thai mà nhiễn bỗng thấy xuất hiện hiện tượng chảy máu thì điều này cảnh báo nhiều biến chứng nguy hiểm.
3. Tiết dịch âm đạo có mùi hôi
Dịch âm đạo tiết ra nhiều bất thường, có màu xanh hoặc vàng hoặc có mủ lẫn máu thì rất có thể là dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu.
Tuy nhiên, những triệu chứng này cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý phụ khoa khác. Vì vậy để xác định được nguyên nhân chính xác, bạn cần phải đi khám phụ khoa.
4. Tiểu tiện, đại tiện có dấu hiệu bất thường
Tiểu tiện, đại tiện không kiểm soát hoặc có ít máu trong nước tiểu có thể là triệu chứng cảnh báo ung thư cổ tử cung.
5. Thường xuyên mệt mỏi, đau nhức
Khi khối u phát triển lớn dần sẽ gây chèn vào các dây thần kinh và mạch máu ở vùng xương chậu gây ra đau và sưng chân, đãn đến tình trạng mệt mỏi, đau nhức liên tục.
Mẹ bầu nên làm gì khi có dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai
Việc điều trị UTCTC khi mang thai như thế nào còn tùy thuộc vào giai đoạn bệnh mà mẹ bầu mắc phải. Tuy nhiên có một điều mẹ cần biết rằng, không phải trong trường hợp nào cũng bắt buộc bỏ thai.
Theo các chuyên gia, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn thai kỳ như sau:
1. Chẩn đoán trước tuần lễ 16 – 20 thai kỳ
Không trì hoãn điều trị do việc trì hoãn có thể ảnh hưởng đến thời gian sống còn của bệnh nhân. Mẹ bầu sẽ phải phẫu thuật hoặc xạ trị.
2. Chẩn đoán từ sau tuần 20 thai kỳ
Nếu ung thư cổ tử cung được phát hiện ở giai đoạn rất sớm như tiền xâm lấn thì việc điều trị ung thư sẽ được hoãn lại đến sau sanh mà không ảnh hưởng đến sự tiến triển thành ung thư xâm lấn (tỉ lệ này cực nhỏ 0 – 0,4%).
Trường hợp ung thư cổ tử cung được phát hiện ở giai đoạn sớm và người mẹ mong muốn bảo tồn thai nhi thì việc này sẽ được được trì hoãn đến sau sinh, tuy nhiên phải được khám định kỳ mỗi 4 tuần.
Mặc dù vậy, nếu mẹ bầu đã mắc bệnh ở giai đoạn sau thì có thể phải mổ lấy thai truyền thống và cắt tử cung tận gốc.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!