HPV là một loại virus lây qua đường tình dục phổ biến. Mẹ bầu nhiễm virus HPV khi mang thai sẽ băn khoăn không biết nó có gây nguy hiểm cho thai nhi hay sức khỏe người mẹ trong thai kỳ hay không.
Hãy cùng theAsianparent tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây!
HPV là gì?
HPV, hoặc siêu vi Papillon ở người, là một bệnh lây truyền qua đường tình dục. Có nhiều chủng HPV khác nhau. Một số loại virus HPV có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung. Số khác được gọi là HPV có nguy cơ thấp, có thể gây nổi mụn tại bộ phận sinh dục với hình dạng tròn nhô lên hoặc phẳng (còn gọi là mụn cóc).
Các dấu hiệu của HPV?
HPV thường không có bất kỳ triệu chứng nào. Nếu bạn bị mọc mụn cóc, chúng có nhiều khả năng xuất hiện ở xung quanh hoặc trên môi âm hộ, nhưng chúng cũng có thể phát triển trong âm đạo và cổ tử cung. Đôi khi nhiều mụn phát triển cùng lúc, có hình dạng giống như bông cải và có thể chảy máu.
Có xét nghiệm nào phát hiện virus HPV không?
Pap smear (xét nghiệm tế bào tử cung) có thể kiểm tra HPV trên cổ tử cung. Mụn cóc sinh dục thường được chẩn đoán thông qua khám sức khỏe.
HPV phổ biến như thế nào?
Loại virus này có thể phổ biến hơn bạn nghĩ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, ít nhất 50% người có hoạt động tình dục bị nhiễm HPV vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ.
HPV lây nhiễm như thế nào?
HPV lây nhiễm qua quan hệ tình dục. Bao cao su có thể giúp làm giảm sự lây lan của HPV, nhưng vì mụn sinh dục có thể xuất hiện ở nơi mà bao cao su không thể che kín, nên không thể loại trừ khả năng lây nhiễm bệnh ngay cả khi có sử dụng bao cao su.
Nhiễm virus HPV khi mang thai ảnh hưởng tới bé như thế nào?
Nguy cơ ảnh hưởng tới em bé là khá ít. Khi sinh, bé “có thể nhiễm một ít polyp trên dây thanh quản, nhưng điều đó rất hiếm khi xảy ra,” Sharon Phelan, một giáo sư sản phụ khoa tại Đại học New Mexico, nói. Nếu mụn làm tắc nghẽn cổ tử cung, bác sỹ có thể chỉ định mổ lấy thai nhưng điều đó cũng thực sự hiếm.
Cách tốt nhất để điều trị khi nhiễm HPV khi mang thai là gì?
Hầu hết các trường hợp không cần điều trị khi mang thai. Một số loại thuốc đặt tại chỗ sẽ được chỉ định để “đóng băng” mụn cóc sinh dục. Nếu mụn thực sự lan rộng, chúng có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật.
Các bà mẹ mang thai khác làm gì khi họ bị nhiễm HPV?
“Sau khi làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung, tôi được chẩn đoán có kết quả xét nghiệm bất thường ở giai đoạn đầu thai kỳ. Tôi đã nội soi cổ tử cung, và mọi thứ đều ổn, tôi sẽ làm lại một xét nghiệm khác trong vài tuần tới”.
“Tôi đã làm thủ thuật leep vài năm trước để loại bỏ tế bào bất thường. Năm ngoái, bác sĩ của tôi bắt đầu cho tôi làm xét nghiệm HPV qua đường máu, và tôi luôn luôn có kết quả tích cực, và kết quả sàng lọc cổ tử cung (Paps) của tôi đã trở lại bình thường. Tôi kiểm tra 6 tháng một lần nhưng từ chối nội soi vì sợ rằng sẽ tiếp tục làm tổn thương cổ tử cung. Miễn là kết quả Paps của tôi trở lại bình thường, tôi yên tâm với điều đó.”
“Tôi đã có kết quả Paps bất thường vào năm ngoái. Sau đó tôi đã đi nội soi cổ tử cung (bác sĩ nói rằng trông nó ổn, và tôi bị loạn sản nhẹ). Kỳ kiểm tra Paps tiếp theo của tôi vào tháng 7. Bác sĩ nói rằng kết quả Paps của tôi bất thường và tôi cần nội soi cổ tử cung lần nữa vào tháng 11. Kể từ đó, tôi đã thay đổi phòng khám vì cái cũ ở quá xa, và tôi muốn chọn được một phòng khám tốt trước khi tôi mang thai.”
Tôi có thể làm gì để ngăn ngừa HPV hoặc mụn cóc sinh dục?
Cách tốt nhất là không quan hệ tình dục với người bị nhiễm HPV hoặc có mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Hoặc hãy quan hệ tình dục an toàn hơn. Sử dụng bao cao su có thể giúp ích, nhưng không hoàn toàn loại bỏ được nguy cơ lây bệnh.
Theo thebump.com
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!