Chảy máu 3 tháng cuối thai kỳ chiếm khoảng 2-5%. Đây là tình trạng cần được đánh giá và xử lý đúng để đảm bảo an toàn cho thai phụ và thai nhi.
Những nguyên nhân thường gặp khi chảy máu 3 tháng cuối thai kỳ
Bắt đầu chuyển dạ
Thông thường, thai nhi chào đời từ tuần 39-41 sẽ an toàn và ít biến chứng hơn. Và nếu thai phụ có hiện tượng chảy máu 3 tháng cuối thai kỳ với lượng tiết ít lẫn chất nhầy ở những tuần cuối thì không phải lo lắng nhiều, vì đây là dấu hiệu bắt đầu chuyển dạ.
Nhưng nếu hiện tượng này xảy ra sớm hơn khá nhiều thì có thể là doạ sinh non. Kèm theo đó có thể là những dấu hiệu sau:
- Tăng tiết dịch âm đạo
- Cảm giác áp lực tăng lên khung chậu
- Đau lưng âm ỉ, dạ dày bị co thắt, có thể kèm tiêu chảy
- Xuất hiện các cơn co thắt tử cung hoặc tử cung co cứng
Nhau tiền đạo
Đây là một dạng bất thường về vị trí bám của bánh nhau. Bành nhau bám ở đoạn dưới tử cung lan tới hoặc che lấp lỗ trong cổ tử cung, từ đó cản trở toàn bộ hoặc một phần đường ra của thai nhi khi chuyển dạ. Chảy máu 3 tháng cuối thai kỳ do nhau tiền đạo chiếm 20% trong các trường hợp xuất huyết trước sanh; và 0,5% tổng thai kỳ.
Nhau bong non
Đây là tình trạng nhau thai bong ra khỏi tử cung quá sớm. Nguyên nhân gây ra sự tách rời này hiện vẫn chưa rõ ràng, nhưng có thể xảy ra khi lượng máu đến nhau thai không đủ. Đôi khi nhau thai có thể bong ra sau một chấn thương, như tai nạn giao thông. Nhau bong non là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng chảy máu 3 tháng cuối thai kỳ và có đe dọa tính mạng thai nhi.
Những thai phụ sau sẽ có nguy cơ cao gặp tình trạng này:
- Huyết áp cao
- Tuổi trên 35
- Một hoặc nhiều lần mang thai trước đó
- Hút thuốc lá
- Sử dụng ma tuý
- Nhau bong non trong lần mang thai trước
Hai nguyên nhân hiếm gặp khiến mẹ bầu bị chảy máu 3 tháng cuối
Vỡ tử cung
Là tình trạng rách hoàn toàn các lớp cơ cuả tử cung và cuối cùng là một phần hay toàn bộ thai nhi bị tống vào trong ổ bụng. Vỡ tử cung có thể xảy ra tự nhiên, sau một chấn thương hay trên một sẹo mổ lấy thai ở thai kỳ trước.
Triệu chứng điển hình của vỡ tử cung là đau bụng dữ dội, đột ngột có cơn đau nhói sau đó sẽ lan toả, khiến cho thai phụ liệm dần và có thể chảy máu đỏ tươi.
Đây là tình trạng nguy hiểm, đe dọa tính mạng, cần được hồi sức chống choáng, nâng huyết áp, truyền máu và chuyển ngay đến phòng mổ cấp cứu, xử trí vết rách tử cung (bảo tồn, cắt tử cung toàn phần hoặc bán toàn phần).
Xuất huyết từ thai nhi khiến mẹ bị chảy máu 3 tháng cuối thai kỳ
Vỡ mạch máu dây rốn thai nhi là một biến chứng hiếm gặp, chiếm khoảng 0,1-0,8% tổng thai kỳ.
Các mạch máu cung cấp máu cho thai nhi (qua dây rốn) phát triển ngang qua cổ tử cung, chặn đường đi của thai nhi. Khi bắt đầu chuyển dạ, các mạch máu nhỏ này có thể bị rách, làm mất máu của thai nhi. Bởi vì thai nhi có một lượng máu tương đối nhỏ, mất một lượng nhỏ có thể nghiêm trọng và thai nhi có thể chết.
Cần làm gì khi thai phụ bị chảy máu 3 tháng cuối thai kỳ?
Khi thấy âm đạo có máu, hầu hết các mẹ bầu sẽ lo lắng và không biết phải xử lý ra sao. Tuy vào từng trường hợp, nhưng đây là hướng dẫn chung cơ bản:
Tránh hoảng loạn, thờ đều để lấy lại bình tĩnh nếu cần
- Cố gắng quan sát màu và lượng máu chảy
- Có kèm theo hiện tượng nào khác không?
- Và sau đó là hãy nhanh chóng nhờ người nhà đưa đi bệnh viện
Có thể nói chảy máu 3 tháng cuối thai kỳ có thể là dấu hiệu nguy hiểm cho mẹ và bé. Do đó, đừng ỷ y dù máu chỉ ra một chút. Tốt nhất là luôn thông báo cho bác sĩ để được kiểm tra mẹ nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!