Bị xổ bụng sau sinh là tình trạng cơ bụng bị tách đôi khiến vùng bụng chảy xệ. Vấn đề này làm cho nhiều mẹ bỉm lo lắng, không biết khi nào mới lấy lại vóc dáng như xưa.
Thế nào là xổ bụng sau sinh?
Tích tụ mỡ gây nên hiện tượng béo bụng. Nhưng còn một thủ phạm khác là do 2 cơ ở bụng bị tách ra làm đôi. Tên tiếng Anh của hiện tượng này là Diastatic Recti hay Ab Muscle Seperation.
Bình thường cơ bụng trái và phải được giữ với nhau bằng các mô. Các mô này chịu trách nhiệm giữ nội tạng ở phần bụng nằm yên ở vị trí của nó.
Khi bầu lớn hoặc béo phì, mô này bị thường bị kéo rất căng. Điều này khiến hai phần cơ trái và phải tách xa nhau. Khi không có các cơ này giữ bụng, lưng cũng bị ảnh hưởng. Vì thế nhiều mẹ bầu sẽ gặp phải hiện tượng đau lưng sau sinh.
Xổ bụng sau sinh là nỗi ám ảnh ngay từ khi còn mang thai của các mẹ bầu
Để biết bạn có bị xổ bụng sau sinh hay không? Hãy thực hiện động tác sau đây: Nằm co chân và nâng vai, lấy ngón tay ấn vào giữa bụng phần trên rốn. Nếu có khoảng cách giữa hai cơ thì có nghĩa là bạn đã bị xổ bụng. Khoảng cách có thể là 1, 2 ngón tay nhưng cũng có thể là cả nắm đấm tay. Càng rộng thì xổ bụng càng nghiêm trọng.
Vì sao tình trạng xổ bụng phổ biến ở giai đoạn mang thai?
Cơ bụng của mỗi phụ nữ sẽ mở rộng và kéo dài trong suốt thai kỳ. Nhiều nghiên cứu cho thấy 90% phụ nữ mang thai không thoát khỏi việc bị xổ bụng. Hiện tượng xổ bụng xảy ra khi cơ bụng không thể đóng lại được sau khi sinh 6-8 tuần. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng bị xổ bụng sau sinh.
Xổ bụng thường phát triển mạnh vào tháng 2 – 3 của thai kỳ. Các yếu tố làm tăng nguy cơ xổ bụng thường là:
– Tăng cân quá nhiều khi mang thai.
– Mẹ trên 35 tuổi.
– Mang đa thai.
– Sản phụm mang thai liên tiếp trong vòng 1 năm.
– Đau xương chậu.
Làm thế nào để phòng tránh xổ bụng trong thai kỳ?
Bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được hiện tượng này. Tất nhiên “phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh”.
1. Tập thể dục
Việc tập thể dục đúng cách giúp chị em phòng tránh được hiện tượng xổ bụng sau sinh. Một nghiên cứu cho thấy, 90% phụ nữ không tập thể dục sẽ bị xổ bụng.
2. Tránh tăng cân quá nhiều trong thai kỳ
Mỗi thai kỳ chỉ cần tăng 10 – 15 kg là mức ổn định. Việc tăng cân quá mức khiến bạn có thể đối mặt với rạn da bụng, cơ bụng lỏng lẻo sau khi sinh.
Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ gây rạn da, cơ bụng nhão sau sinh.
3. Kiểm tra khung xương chậu thường xuyên
Điều này vô cùng quan trọng, giúp bạn điều chỉnh nhanh khi khung xương chậu có vấn đề. Do đó hãy kiểm tra ngay nếu bạn bị đau xương chậu khi mang vác nặng nhé.
4. Tránh các bài tập làm xổ bụng thêm trầm trọng
Không phải bài tập thể dục nào cũng tốt cho các bà mẹ bị xổ bụng. Mẹ nên tránh thực hiện các bài tập đứng lên ngồi xuống, gập bụng nâng cả chân và vai. Những động tác vặn mình, nâng hai chân lên hahy tập yoga cũng sẽ khiến tình hình tồi tệ hơn.
5. Tập bụng ngang
Bài tập này cần được tập nhiều vào suốt thai kỳ. Bạn cần nằm co chân, sau đó nâng vai lên và ấn ngón tay vào giữa bụng ở phần trên rốn.
Phương pháp chăm sóc vùng bụng đúng cách cho phụ nữ sau sinh
Chườm bụng sau sinh bằng thảo dược
Có thể nói đây là phương pháp được rất nhiều mẹ bỉm yêu thích và áp dụng. Phương pháp này đơn giản dễ làm, an toàn cao, làm săn chắc vùng bụng hiệu quả.
Theo các bác sĩ sản khoa, mẹ sinh thường có thể bắt đầu chườm ngay sau sinh. Số lần chườm trong ngày trung bình từ 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 30-45 phút. Riêng với mẹ sinh mổ, phải đợi khi vết thương lành, từ 2-3 tuần mới nên chườm. Khi chườm, cũng cần tránh trực tiếp đắp lên vết mổ và chà xát quá nhiều khu vực này.
Để tăng nhanh hiệu quả săn chắc vùng bụng sau sinh, mẹ cần chú ý chất liệu chườm. Muối hột rang đơn thuần hoặc trộn với quế, gừng, sả, ngải cứu… là những nguyên liệu rất tốt. Ngoài ra mẹ có thể mua túi chườm thảo dược có bán sẵn cũng rất tiện lợi.
Các chất liệu chườm cần sạch, nguồn gốc rõ ràng, không gây dị ứng. Khi chườm cần chú ý đến độ nóng vừa phải để không bị bỏng. Lớp chất liệu tiếp xúc với da là khăn bông hay chất liệu vải phải sạch, thoáng, hút mồ hôi.
Nịt bụng sau sinh
Chú ý khi nịt bụng, mẹ không nên quá chặt vì gây tức bụng và khó thở. Mẹ cũng nên băng vừa phải sao cho bụng có cảm giác dễ chịu thoải mái. Đai nịt bụng sẽ giúp các cơ và da ở đúng vị trí, qua đó thúc đẩy nhanh việc hồi phục. Sau sinh nếu nịt bụng nhẹ cũng giúp đỡ đau khi cười, ho, đứng dậy, giữ ổn định vết mổ. Mẹ mang nịt bụng cũng mặc quần áo cũng đẹp hơn. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo mẹ không băng ép lâu và quá chặt.
Đai nịt bụng là vật bất ly thân của nhiều phụ nữ muốn lấy lại vòng eo con kiến.
Hy vọng những phương pháp này, kết hợp với việc tập luyện, ăn uống, chắc chắn mẹ có thể khắc phục được chứng xổ bụng sau sinh. Chúc mẹ thành công.
Xem thêm
Cách dân gian trị rạn da bụng sau sinh cực hiệu quả
Tách cơ bụng sau sinh là gì và biện pháp để phục hồi vùng bụng sau sinh
Sau sinh tập động tác gì để bụng nhanh thon gọn?
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!