Tách cơ bụng sau sinh là gì và làm thế nào để có lại vùng bụng săn chắc như thời con gái là khát khao của mọi mẹ bỉm.
Tách cơ bụng sau sinh là gì?
Ai cũng biết, bình thường cơ bụng trái và cơ bụng phải được giữ với nhau bởi các mô. Các mô này làm nhiệm vụ giữ nội tạng nằm yên trong bụng. Nhưng khi mang thai, các hormone làm mô liên kết mở rộng ra để tạo chỗ trống cho bé phát triển.
Trong quá trình phát triển bào thai, các cơ bụng cũng bị kéo dài ra. Quá trình này làm cho hai bên trái và phải của cơ bụng tách sang hai bên.
Trên lý thuyết, khi sinh xong, các hormone cần trở lại mức trước khi mang thai. Từ đó đưa mô liên kết về trạng thái cũ. Tuy nhiên, tính đàn hồi của mô liên kết không thể trở về trạng thái trước khi mang thai.
Hiện tượng này gọi tách cơ bụng sau sinh hoặc xổ bụng sau sinh. Hầu hết phụ nữ phát triển tình trạng này vào tháng thứ 3 của thai kỳ.
90% phụ nữ mang thai không tránh khỏi hiện tượng bị xổ bụng sau khi sinh
Tuy nhiên, không phải mẹ nào có bầu sinh con xong cũng bị xổ bụng. Nghiên cứu cho thấy có 35-62% phụ nữ bị hiện tượng này. Đấy là lý do tại sao có người lấy lại vóc dáng nhanh. Còn có người thì rất lâu hoặc không bao giờ nếu không tập luyện và ăn kiêng đúng cách.
Dấu hiệu nhận biết tách cơ bụng sau sinh và nguy cơ mắc phải?
Nếu mẹ đã biết tách cơ bụng sau sinh là gì, hãy thử các động tác sau đây. Chúng sẽ cho biết mẹ có rơi vào tình trạng tách cơ bụng hay không:
- Nằm ngửa co 2 đầu gối;
- Đặt một tay sau đầu và đặt ngón tay của tay còn lại lên phía trên rốn (cách rốn khoảng 2cm);
- Hít vào và thở ra. Khi thở ra nhấc đầu. Nếu mẹ bị tách cơ bụng, ngón tay của bạn sẽ chìm sâu xuống vùng bụng;
- Làm tương tư với phần dưới rốn và 2 bên trái phải để xem mức độ phân tách rộng hay hẹp.
Động tác để xác định chứng tách cơ bụng sau sinh
Những ai có nguy cơ bị tách cơ bụng sau sinh?
Những người có thân hình bé, hoặc mang thai đôi, hoặc mang thai nhiều lần. Khi đó cơ bụng của họ sẽ yếu dần và dễ bị phân tách.
Những phụ nữ có tiền sử tách cơ bụng từ lần mang thai trước có thể bị tái phát trở lại.
Những hệ quả từ chứng tách cơ bụng sau sinh
Tách cơ bụng sau sinh không chỉ gây mất thẩm mỹ mà nó có thể gây ra các biến chứng khác. Nó ảnh hưởng đến xương chậu và lưng dưới do các cơ được kết nối với các bộ phận này.
Nếu mắc chứng cơ bụng tách sau sinh, bạn sẽ nhận thấy sàn chậu của mình yếu đi và bị đau ở hông. Ngoài ra, bạn có thể mắc phải một số triệu chứng như:
- Tiểu không tự chủ
- Bị đau khi quan hệ tình dục
- Táo bón
- Khó thở
- Di chuyển khó khăn
Có thể khắc phục tình trạng tách cơ bụng sau sinh không?
Không ai có khái niệm về tách cơ bụng sau sinh là gì cho đến khi rơi vào tình trạng đó. Chắc chắn không ít mẹ mất ăn mất ngủ vì cơ thể “xập xệ” của mình.
Tuy nhiên, các mẹ đừng quá lo lắng. Đây là hiện tượng phổ biến đối phụ nữ sau khi sinh. Bạn hoàn toàn có thể lấy lại vóc dáng nếu nghiêm túc thực hiện chế độ sau đây:
Đảm bảo một chế độ ăn cân bằng
Để cải thiện vùng bụng, bạn nên áp dụng các phương pháp ăn uống phù hợp. Theo các chuyên gia, bạn nên tuân thủ theo chế độ ít tinh bột, giảm chất béo, giầu ngũ cốc, nhiều chất để khắc phục tình trạng xổ bụng.
Tuy nhiên, bạn đừng quá nóng vội mà loại bỏ hoàn toàn tinh bột hay chất béo tốt. Một chế độ mất cân bằng sẽ khiến cơ thể bạn mệt mỏi, dễ cáu gắt và có thể không đủ sữa cho con.
Lựa chọn loại hình thể dục phù hợp
Các bài tập cardio như đạp xe, TABATA, HIIT sẽ giúp cơ thể đốt cháy năng lượng hiệu quả hơn. Ngoài ra, những bài tập cho cơ bụng trong Plank, Birddog, Deadbug có thể giúp bạn giảm mỡ bụng.
Bạn không nên thực hiện các động tác tạo cơ bụng 6 múi như Sit Up, Crunch hay Jack Knife. Trong trường hợp bị tách cơ bụng, các bài tập này sẽ làm tình trạng cơ bụng tệ hơn.
Nên lựa chọn loại hình thể dục phù hợp với tình trạng tách cơ bụng sau sinh của bạn
Tìm hiểu tách cơ bụng sau sinh là gì rất cần thiết để lấy lại vóc dáng sau sinh. Và đừng để nó làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tình thương của bạn dành cho con bạn nhé. Làm mẹ là một trải nghiệm tuyệt vời của tất cả phụ nữ.
Hãy nhớ bạn đã dành mất 9 tháng 10 ngày để bụng căng ra đủ chỗ cho em bé lớn lên bên trong. Vì vậy, thật dễ hiểu khi bạn sẽ mất ít nhất ngần đó thời gian để lấy lại vùng bụng phẳng lì như trước khi sinh. Chúc bạn kiên trì và thành công!
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!