Tư thế nằm khi bị dọa sinh non của mẹ bầu tránh chèn ép thai nhi, giúp máu được lưu thông, đồng thời cung cấp dưỡng chất và lượng oxy cần thiết cho thai nhi. Mang thai là giai đoạn cực kỳ quan trọng, tuy nhiên với nhiều lý do không mong muốn, nhiều bà mẹ có nguy cơ sinh non cao, vì thế mẹ cần nắm các lưu ý khi có dấu hiệu dọa sinh non sau:
- Dọa sinh non là gì? Có nguy hiểm không?
- Những trường hợp nào sẽ bị dọa sinh non?
- Dấu hiệu dọa sinh non là gì?
- Phải làm gì khi bị dọa sinh non?
- Làm gì để giảm nguy cơ sinh non?
Dọa sinh non là gì? Có nguy hiểm không?
Một thai kỳ bình thường và khỏe mạnh sẽ kéo dài khoảng 40 tuần, thời gian này là cần thiết để bé có thể phát triển đầy đủ các cơ quan, bộ phận chức năng của cơ thể cũng như hấp thụ các chất dinh dưỡng từ mẹ. Nếu bé chào đời trước tuần thứ 37 được cho là sinh non. Em bé sinh thiếu tháng rất nguy hiểm vì phải đối mặt với hàng loạt biến chứng nguy hiểm do chưa phát triển hoàn thiện trước khi ra đời.
Mẹ có thể quan tâm:
Nguyên nhân sinh non là do đâu? Có cách nào ngăn ngừa tình trạng sinh non hay không?
Cảnh báo 5 dấu hiệu dọa sinh non mà mẹ nên lưu ý
Dọa sinh non được chẩn đoán khi mẹ gặp những tình huống như: Thiếu ối, đa thai, đa ối, thai dị dạng, cao huyết áp, mất sức,… và có thể điều chỉnh bằng cách đổi tư thế nằm khi bị dọa sinh non.
Hiện tượng dọa sinh non còn có thể diễn ra trong 3 tháng đầu mang thai. Lúc này phôi thai chưa bám chắc vào thành tử cung nên rất dễ bị bong ra. Nếu mẹ có triệu chứng như đau bụng, chảy máu vẫn tiếp tục kéo dài, thai sẽ bị đẩy ra khỏi buồng tử cung dẫn tới sinh non. Vì thế ngay khi có các biểu hiện của dọa sinh non mẹ bầu cần nhanh chóng điều trị trước khi tình huống nguy hiểm xảy ra.
Những trường hợp nào sẽ bị dọa sinh non?
Đáng buồn là hiện nay y học vẫn chưa thể xác định chính xác được nguyên nhân dọa sinh non. Tuy nhiên người ta đã chỉ ra được những yếu tố tác động trực tiếp, làm tăng nguy cơ dọa sinh non cho mẹ bầu:
- Sản phụ mang thai ở độ tuổi trên 35
- Nếu đã từng sinh non thì nguy cơ sinh non ở lần tiếp theo sẽ cao gấp 2 đến 3 lần so với sản phụ thông thường
- Mang thai nhờ vào các phương pháp hỗ trợ sinh sản
- Mẹ bầu mang song thai hoặc sinh ba, sinh bốn cũng được xếp vào nhóm có nguy cơ dọa sinh non rất cao
- Sản phụ lao động quá sức, gặp nhiều áp lực trong công việc, cuộc sống cũng dễ sinh non
- Thường xuyên sử dụng những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Ăn uống không đủ chất, không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng trong thai kỳ
Dấu hiệu dọa sinh non là gì?
Để nhận biết chính xác các trường hợp dọa sinh non, mẹ bầu cần học cách quan sát các thay đổi của cơ thể thông qua những dấu hiệu sau:
- Thường xuyên ra máu âm đạo hoặc xuất hiện dịch tiết bất thường
- Bụng ngày càng thấp xuống dù chưa tới tháng sinh
- Hay bị đau bụng, đau lưng kèm theo các cơn co thắt dữ dội
- Rò rỉ ối
Phải làm gì khi bị dọa sinh non?
1. Điều chỉnh tư thế nằm khi bị dọa sinh non
Tư thế nằm tốt nhất là nghiêng bên trái, duỗi chân trái, chân phải gấp lại tự do sao cho thoải mái nhất là được. Nếu mẹ cảm thấy khó chịu khi nằm nghiêng, hãy dùng một chiếc gối mỏng kê dưới lưng khi nằm, điều này cũng giúp tình hình được cải thiện.
Mẹ có thể quan tâm:
Sanh non, con có nhu cầu đặc biệt, mẹ cần chăm con theo cách này nhé!
Tìm hiểu về 9 yếu tố tiềm tàng làm tăng nguy cơ sinh non
Chú ý tư thế nằm khi bị dọa sinh non giúp thai nhi trong bụng không đè lên các tĩnh mạch vận chuyển máu từ chân trở về tim, làm lưu thông máu trong cơ thể mẹ, từ đó thai nhi được cung cấp nhiều oxy và phát triển ổn định hơn. Đặc biệt, nằm nghiêng còn giúp giảm sự gia tăng hormone catecholamine sinh ra bởi tủy thượng thận, là nguyên nhân gây ra các cơn co thắt tử cung.
2. Gặp bác sĩ để nhận tư vấn
Bên cạnh việc khắc phục bằng cách điều chỉnh tư thế nằm khi bị dọa sinh non thì mẹ bầu cũng đừng quên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để các bác sĩ tiến hành thăm khám và cho lời khuyên cụ thể.
Tùy vào trường hợp của thai phụ mà bác sĩ sẽ có những cách riêng để kéo dài thời gian thai kỳ, giúp bé ở trong bụng mẹ lâu hơn để nhận dinh dưỡng, hoàn thiện các chức năng của cơ thể.
Đặc biệt, bầu dọa sinh non cần tránh hoạt động mạnh. Nên nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn. Thậm chí có những trường hợp cần hạn chế đi lại để không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Làm gì để giảm nguy cơ sinh non?
Cách khắc phục dọa sinh non? Sinh non không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của bé mà còn gây áp lực rất lớn đến mẹ. Để giảm đến mức tối đa nguy cơ sinh non, mẹ bầu cần phải nắm chắc kiến thức về sinh sản cũng như hiểu rõ sức khỏe của mình thì mới có thể phòng tránh được. Bên cạnh đó, luôn nhắc nhở bản thân thực hiện đầy đủ các lưu ý sau:
- Thăm khám, siêu âm định kỳ và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cơ bản để sớm phát hiện nguy cơ sinh non từ đó có cách điều chỉnh kịp thời, hợp lý.
- Kiểm soát chế độ dinh dưỡng, kiểm soát cân nặng để vừa cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé mà không gây chèn ép lên thai nhi.
- Nói không với thuốc lá, rượu bia, chất kích thích.
- Canh chỉnh thời gian làm việc, nghỉ ngơi, thư giãn phù hợp với tình trạng sức khỏe.
- Kiểm soát các bệnh lý thai kỳ thường gặp như: Tiểu đường, huyết áp, viêm nhiễm,…
Kết luận
Hy vọng những thông tin hữu ích về tư thế nằm khi bị dọa sinh non sẽ giúp mẹ và bé thoải mái hơn trong thai kỳ. Đừng quên là chỉ cần một sơ xuất nhỏ của mẹ trong thời gian mang thai cũng có thể gây ra tác động rất lớn đến bé. Việc mà mẹ bầu nào cũng nên khi quyết định mang bầu chính là nắm thật chắc kiến thức sinh sản để luôn luôn tự tin và chủ động trong mọi tình huống.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!