Trẻ sơ sinh ngáp nhiều nhưng không ngủ có thể đến từ những nguyên nhân như rối loạn giấc ngủ, động kinh, thiếu chất sắt hoặc tổn thương cuốn não. Hãy cùng nhau tìm hiểu xem trẻ ngáp nhiều nhưng không ngủ là biểu hiện của vấn đề gì.
Nội dung bài viết:
- Tại sao trẻ sơ sinh ngáp nhiều?
- Trẻ ngáp nhiều nhưng không ngủ là biểu hiện của tình trạng nào?
- Mẹo giúp bé ngủ ngon
Tại sao trẻ sơ sinh ngáp nhiều?
Ngáp là phản xạ tự nhiên của cơ thể. Việc ngáp không chỉ xuất hiện ở người trưởng thành mà còn xuất hiện ở cả trẻ sơ sinh. Theo định nghĩa, ngáp là một sự mở miệng không tự nguyện và kèm theo đó là việc hít một lượng lớn không khí vào phổi.
Bạn có thể chưa biết:
BÉ KHÓ NGỦ: Giúp trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc trong vòng 1 tuần chỉ với 3 bước đơn giản này
Cùng tìm hiểu cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon
Chúng ta thường bắt gặp việc ngáp khi cơ thể buồn ngủ, mệt mỏi, gặp áp lực hoặc một vài nguyên nhân khác. Ngáp sẽ có công dụng giúp làm mát não tạo cảm giác sảng khoái. Tuy nhiên việc ngáp ở trẻ sơ sinh lại diễn ra nhiều hơn so với người lớn. Thực tế, trẻ sơ sinh có thể ngáp liên tục cả ngày và cả khi ngủ, với tần suất từ 30 – 50 lần một ngày.
Hiện tượng ngáp ở trẻ sơ sinh về bản chất cũng sẽ tương tự người trưởng thành. Tần suất ngáp tăng khi bé buồn ngủ, mệt hoặc buồn chán. Khi ngáp, cơ thể bé sẽ tiếp nhận một lượng lớn oxy vào người, giúp tăng độ kích thích và làm trẻ trở nên tỉnh táo và khỏe hơn.
Trẻ ngáp là dấu hiệu hết sức bình thường. Tuy nhiên mẹ nên chú ý tần suất ngáp có kèm theo dấu hiệu gì hay không. Nếu không có gì bất thường thì có thể bé chỉ buồn ngủ hoặc đang buồn chán. Nhưng nếu trẻ liên tục mệt mỏi hoặc ngáp quá nhiều lần trong ngày, mẹ nên kiểm tra xem sức khỏe bé có thật sự ổn hay không nhé.
Trẻ ngáp nhiều nhưng không ngủ là biểu hiện gì?
Thông thường trẻ sẽ ngáp sau một lúc mới chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, có một số trẻ hay ngáp nhiều, ngáp liên tục cả ngày nhưng lại không ngủ. Đặc biệt là khi tần suất ngáp của trẻ tăng dần và kèm theo dấu hiệu mệt mỏi. Lúc này, mẹ nên chú ý đến bé nhiều hơn vì đó có thể là biểu hiện của một số vấn đề sau:
1. Rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh là việc trẻ đang ngủ thì đột ngột tỉnh dậy không lý do. Tình trạng này thường xuyên xảy ra vào ban đêm khi bé đang ngủ say. Trẻ bị rối loạn giấc ngủ có thể kéo dài từ 1 tháng cho đến nhiều tháng. Nguyên nhân chính gây ra điều này có thể do cơn hoảng sợ ban đêm hoặc do trẻ bị đói.
Nhu cầu ngủ của trẻ cao nhưng nếu không đáp ứng được đủ giấc ngủ sẽ xảy ra tình trạng ngáp nhiều cả ngày. Kèm theo đó là tình trạng mệt mỏi, chán ăn và lờ đờ. Ngoài ra trẻ còn có thể xuất hiện thêm tình trạng giật cơ khi ngủ, ngủ ngày nhiều hoặc ngáy. Mẹ nên chú ý vấn đề này của trẻ, vì nếu về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ rất nhiều.
Trẻ có thể bị rối loạn giấc ngủ dẫn đến tình trạng ngáp nhiều
2. Trẻ bị kích thích
Một số nghiên cứu cho thấy, khi bé bị kích thích quá mức bởi các yếu tố ngoại quan như tiếng ồn, nơi đông người,… Lúc này, não bộ của bé sẽ ra tín hiệu giúp bé bình tĩnh lại bằng cách ngáp. Vì khi bé ngáp, cơ thể sẽ giải phóng dopamine, setoronin và oxytocin. Đây là những loại nội tiết tố có khả năng xoa dịu căng thẳng ở người. Khi hấp thụ những loại nội tiết tố trên, bé sẽ trở nên bình tĩnh và tỉnh táo hơn để hoạt động trở lại.
Bạn có thể chưa biết:
Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm để tăng cân tốt và khỏe mạnh
Trẻ sơ sinh ngủ ngon một mạch đến sáng, cha mẹ khỏe re chỉ với một số mẹo dân gian đơn giản
Ngoài ra, tình trạng trẻ sơ sinh không chịu ngủ có thể do ảnh hưởng của các loại thuốc mà mẹ sử dụng trong quá trình mang thai. Vì khi sử dụng thuốc, các chất có trong thuốc không chỉ ngấm vào cơ thể mẹ mà còn thông qua dây rốn đi vào trẻ. Do cơ thể trẻ chưa phát triển nên sẽ chịu ảnh hưởng từ những loại thuốc này và dẫn đến tình trạng trẻ ngáp liên tục. Vì vậy, mẹ nên cẩn thận với các loại thuốc sử dụng khi mang thai và chỉ nên sử dụng khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.
Khi cơ thể bị kích thích trẻ sẽ ngáp để bình tĩnh trở lại
3. Thiếu chất sắt
Sắt là thành phần chính trong cơ thể cấu tạo nên chất hemoglobin. Loại chất này có mặt trong tế bào hồng cầu và giúp hồng cầu có màu đỏ đậm tự nhiên. Hemoglobin cũng là tác nhân giúp máu có khả năng vận chuyển oxy đi khắp cơ thể đến các bộ phận quan trọng và đặc biệt là não.
Khi cơ thể thiếu sắt, đồng nghĩa trong máu sẽ thiếu đi hemoglobin. Lúc này, lượng oxy trong máu sẽ bị sụt giảm làm hiệu quả hoạt động của các bộ phận trong cơ thể bị giảm sút. Khi đó, não sẽ phát tín hiệu cho trẻ ngáp nhiều hơn. Hành động này giúp bổ sung lượng oxy cần thiết và giúp nhịp tim tăng lên, đẩy máu tuần hoàn nhanh hơn. Mẹ nên lưu ý bổ sung chất sắt đầy đủ sẽ giúp trẻ hạn chế tình trạng ngáp nhiều nhé!
Trẻ sẽ ngáp nhiều do thiếu chất sắt dẫn đến thiếu oxy trong máu
4. Tổn thương cuốn não và động kinh
Mẹ nên theo sát trẻ trong giai đoạn còn là trẻ sơ sinh. Vì thời điểm này cơ thể trẻ sẽ rất nhạy cảm với các tác động bên ngoài đặc biệt là vùng não. Vì vậy khi trẻ bị va đập ở vùng đầu, mẹ nên đưa bé đến các bệnh viện nhi uy tín để tiến hành kiểm tra. Từ đó đưa ra biện pháp chữa trị kịp thời cho trẻ.
Ngoài ra, nếu trẻ không bị tổn thương vùng đầu nhưng lại xuất hiện tình trạng ngáp nhiều kèm theo những cơn co giật nhẹ. Điều này có thể là biểu hiện đầu tiên của chứng động kinh ở trẻ. Bệnh lý này sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và hậu quả nghiêm trọng khi trưởng thành. Mẹ nên thận trọng những triệu chứng này tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra ở trẻ.
Làm thế nào để bé ngủ ngon?
- Mẹ đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé qua sữa mẹ, mẹ có thể uống thêm vitamin tổng hợp… để cung cấp thêm dưỡng chất cho bé
- Tạo cho bé lịch sinh hoạt khoa học và thói quen ngủ đúng giờ, cho trẻ đi ngủ ngay khi có các dấu hiệu buồn ngủ
- Hạn chế chơi đùa và tạo âm thanh ồn ào trước giờ bé ngủ, điều này sẽ làm con bị kích thích thần kinh dẫn đến khó ngủ
- Không gian ngủ của bé cần yên tĩnh, thoáng mát, không có ánh sáng vào ban đêm, nơi ngủ của bé cần hạn chế chăn, gối, đồ chơi… để đảm bảo an toàn
- Có thể cho bé nghe nhạc thư giãn, nhẹ nhàng, mẹ hát hoặc đọc truyện… để bé dễ vào giấc hơn
- Trong trường hợp trẻ sơ sinh ngủ ít, khó ngủ, ngủ không sâu giấc trong thời gian dài thì tốt nhất là nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra nguyên nhân và khắc phục.
Tổng kết
Việc ngáp ở trẻ là một dấu hiệu bình thường cho thấy trẻ đang mệt hoặc buồn chán và muốn đi ngủ. Tuy nhiên trẻ ngáp nhiều nhưng không ngủ kèm theo một vài triệu chứng bất thường là dấu hiệu trẻ đang gặp vấn đề. Mẹ nên chú ý từng dấu hiệu nhỏ nhất của trẻ để từ đó đưa ra phương án chữa trị kịp thời cho trẻ nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!