Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở kéo dài thường gây ra các biến chứng về hô hấp như viêm tai giữa, viêm phế quản, … ba mẹ nên rửa mũi và day mũi cho bé theo các cách hiệu quả dưới đây.
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở có nguy hiểm không?
Khi trẻ có biểu hiện nghẹt mũi tức là con đang có vấn đề về hô hấp. Tình trạng này khiến cho không khí đi qua mũi rất chậm và ít, buộc trẻ phải thở bằng miệng. Lúc này, không khí không được lọc sạch và làm ấm trước khi đi vào cơ thể, dẫn đến trẻ dễ bị khô miệng, viêm họng và gặp phải nhiều vấn đề khác liên quan đến hệ hô hấp.
Nếu nghẹt mũi liên quan đến các bệnh như viêm họng cấp, khi không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi, viêm khớp, viêm cầu thận cấp tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh. Những bệnh này hoàn toàn có thể lấy đi tính mạng trẻ một cách dễ dàng.
Ba mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở?
Ngay khi thấy con nghẹt mũi, kĩ năng đầu tiên mà các bậc cha mẹ nên luyện tập thành thạo chính là rửa mũi và làm sạch mũi cho bé. Sau đó tùy theo tình hình để có cách chăm sóc phù hợp.
Dưới đây là các bước ba mẹ cần áp dụng khi bé sơ sinh bị nghẹt mũi.
Làm loãng dịch mũi của trẻ bằng cách rửa mũi
Có rất nhiều cách để rửa mũi cho trẻ sơ sinh, trong đó phổ biến nhất có thể kể đến:
- Sử dụng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% nhỏ cho trẻ bằng cách nhỏ vào mỗi bên cánh mũi một vài giọt nước muối. Tiếp đó dùng tay nhẹ nhàng day day cánh mũi của bé, kết hợp với làm sạch mũi cho bé.
- Dùng xịt mũi dành cho trẻ sơ sinh như xịt muối biển Sterima (Xịt mũi cá heo nội địa Pháp 100ml)kết hợp day hai bên cánh mũi cho bé.
Dù áp dụng rửa mũi cho con bằng dụng cụ nào đi chăng nữa, điều quan trọng là ba mẹ cần thường xuyên day mũi, kết hợp với mát xa cánh mũi cho bé sẽ đem lại tác dụng hiệu quả, giúp con nhanh hết nghẹt mũi.
Ba mẹ có thể tham khảo thêm cách rửa mũi cho bé như trong video sau:
Nguồn video: Bệnh viện ĐKQT Vinmec
Tạo độ ẩm nơi phòng ở của trẻ sơ sinh
Nếu không khí trong phòng quá khô và ngột ngạt, bé sẽ khó cải thiện được tình trạng ngạt mũi. Vì thế, chuyên gia khuyên bạn nên giữ phòng của trẻ trong một không gian sạch sẽ, thoáng đãng và có thể tăng độ ẩm bằng các thiết bị chuyên dụng, chẳng hạn như máy phun sương.
Hoặc đơn giản hơn, ba mẹ có thể làm cho phòng tắm đầy hơi nước rồi đưa trẻ vào đây một lúc trước giờ đi ngủ.
Tăng cường bổ sung chất lỏng cho bé
Khuyến khích trẻ uống nhiều nước hơn, vì nước có khả năng làm giảm nghẹt mũi và làm chất nhầy ở mũi loãng bớt. Với trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi, ba mẹ cần tăng cường cho bé bú hoặc uống sữa công thức.
Sử dụng tinh dầu tràm
Dầu tràm nếu được chưng cất đúng chuẩn, đảm bảo là tinh dầu nguyên chất thì có rất nhiều công dụng, đặc biệt tốt cho sức khỏe mẹ và bé cũng như cả gia đình.
Nhà có bé nhỏ nên có sẵn một chai dầu tràm trong nhà, biết sử dụng đúng cách thì có thể an tâm miễn nhiễm các thứ bệnh về đường mũi họng cho bé, ở những vùng khí hậu khắc nghiệt còn có thể giúp bé chống chọi bệnh tật suốt cả mùa đông lạnh.
Khi thời tiết chuyển lạnh, hãy cho vài giọt tinh dầu tràm vào nước tắm của bé. Nhớ rửa mặt riêng để tránh dầu vào mắt bé. Bé tắm nước có tinh dầu tràm sẽ giữ được cơ thể ấm áp, chống cảm, chống ho đồng thời chống cả muỗi nữa (muỗi rất sợ dầu tràm).
Có thể dùng dầu tràm thoa trực tiếp lên người bé (lòng bàn chân, thái dương…) sau khi tắm hoặc trước khi ra ngoài trời lạnh. Đối với bé sơ sinh, tốt nhất nên pha loãng tinh dầu tràm trong nước ấm rồi mới thoa, hoặc dùng dạng chai lăn để dầu không bị chảy ra nhiều quá, nếu kết hợp với mát xa càng tốt.
Tuy nhiên, ba mẹ cũng cần lưu ý, nếu tình trạng ngạt mũi kéo dài nhiều ngày và mức độ ngày càng tăng, bé có biểu hiện khó thở, bỏ bú, thì cần phải đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!