Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh trước những thay đổi của thời tiết, khói bụi như thế nào? Các bà mẹ nhất thiết phải học cách vệ sinh mũi cho bé đúng cách để tránh cho con mình các bệnh hô hấp, hãy theo dõi nhé!
Các bệnh về hô hấp do đâu mà có?
Trẻ khi sinh có sẵn kháng thể và khả năng miễn dịch từ người mẹ. Khi uống sữa mẹ, “hệ miễn dịch thụ động” sẽ là người bảo vệ cho bé. Sau một thời gian, sức đề kháng giảm dần, một phần do sữa mẹ bị thay thế.
Vậy là đứa bé của bạn có thể nhiễm phải những vi rút, vi khuẩn từ môi trường và qua tiếp xúc. Trong các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Một số bệnh liên quan đến đường hô hấp, cơ quan tiếp xúc trực tiếp với không khí.
Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh
Sự thay đổi nhiệt độ giữa bên ngoài và phòng lạnh, những thứ lông gia cầm và thú nuôi ở nhà… Đó cũng là những nguyên nhân có thể làm cho hô hấp của bé trở nên kém.
Các bệnh về đường hô hấp thường thấy là cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi, dị ứng. Có trường hợp có thể bị những bệnh cần đặc biệt lưu ý như viêm phổi, viêm phế quản.
Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày để phòng bệnh hô hấp
Sau khi hệ miễn dịch tự nhiên bị suy giảm, sẽ có một chỗ trũng về miễn dịch. Con bạn phải trải qua cho đến khi tự tạo lại hệ thống miễn dịch chủ động cho mình. Các bậc cha mẹ cần phải có các biện pháp liên tục và kịp thời. Trong số đó, vệ sinh sạch mũi cho bé là việc vô cùng quan trọng.
Sau khi rửa mũi bạn cần lau khô nhẹ nhàng bằng khăn bông
Vệ sinh mũi cho bé không chỉ có tác dụng tránh bị bệnh hô hấp. Trên thực tế, bé sẽ thở dễ dàng hơn, thoải mái hơn và qua đó có giấc ngủ ngon, có khả năng tăng trưởng nhanh.
Khi con bạn ngủ với âm thanh khò khè, hay khi bạn cảm nhận sự khó khăn của con bạn khi thở. Khi trẻ thở bằng miệng nhiều hơn bằng mũi – nhất là khi ngủ. Thì đó là những dấu hiệu của một cái mũi cần phải được vệ sinh.
Một vài lưu ý khi khi rửa mũi cho bé
Một số điều các bà mẹ cần lưu ý khi làm sạch đường hô hấp cho trẻ:
Sử dụng nước muối sinh lý
Các mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý bằng cách nhỏ hay xịt vào hốc mũi cho bé. Bước đầu tiên này sẽ giúp cho mũi của bé được ẩm, các chất nhầy sẽ mềm đi, lỏng hơn, dễ dàng cho việc vệ sinh sau đó.
Thao tác nhẹ nhàng
Vì mũi bé còn rất mỏng, nhỏ và nhạy cảm, bạn cần phải thật nhẹ tay. Khi hút mũi cho trẻ sử dụng ống bơm và ống hút chữ U cần phải thật khéo léo và từ từ, không được vội vàng.
Có thể hút chất nhầy bằng tay hoặc hút bằng ống hút chữ U qua miệng của mẹ. Nếu không điều chỉnh được lực hút thì có thể lực hút quá mạnh.
Điều này sẽ khiến các mô nhỏ trong mũi bị tổn thương, bị vỡ. Nó làm chảy máu mũi của bé thì sẽ vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy các bà mẹ phải tuyệt đối chú ý ở khâu này.
Chọn thời điểm hợp lý
Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh
Trung bình có thể vệ sinh mũi cho bé từ khoảng 2 đến 3 lần mỗi ngày. Mẹ không được làm nhiều hơn vì có thể sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của bé và làm tổn thương mô mũi.
Thời điểm hút tránh lúc bé mới ăn xong, ăn no hay vừa mới uống nhiều sữa hay nhiều nước. Nếu vệ sinh mũi cho bé khi bé vừa ăn uống no xong có thể làm cho bé bị nôn trớ.
Thời gian tốt nhất để các bà mẹ hút mũi cho bé là sau khi ăn 30 – 60 phút. Mẹ có thể làm lúc bé đang ngủ một cách nhẹ nhàng.
Giữ vệ sinh tuyệt đối
- Các dụng cụ sử dụng phải đảm bảo tuyệt đối vệ sinh, không bị nhiễm khuẩn, không bị mốc… có thể làm cho mũi bé bị nhiễm bẩn.
- Sau khi hút mũi xong, các bà mẹ nên dùng tăm bông sạch, loại mềm để lau khô mũi cho bé một cách nhẹ nhàng và cẩn thận.
- Cần lưu ý các bà mẹ không được dùng miệng để trực tiếp hút mũi cho bé vì như vậy sẽ vô cùng mất vệ sinh. Hệ thống miễn dịch của bé còn non yếu sẽ dễ bị lây nhiễm các loại virus từ miệng của mẹ.
Các dụng cụ vệ sinh mũi cho bé có thể mua dễ dàng ở các tiệm thuốc tây và đều có các chỉ dẫn có ích. Các dụng cụ này thường làm bằng nhựa hoặc cao su, các bà mẹ cần vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng.
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!