Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi vì nguyên nhân nào? Bé có đang gặp tình trạng nào nguy hiểm? Những hướng xử lý nào mẹ có thể áp dụng để con bớt khó chịu.
Tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh là tình trạng khoang mũi của bé bị tắc nghẽn do dịch nhầy ngăn bít, làm hẹp đường di chuyển của không khí khiến việc hít thở trở nên khó khăn. Tình trạng này thường khiến con yêu cảm thấy khó chịu do ở độ tuổi này trẻ chưa học được cách thở bằng miệng. Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi không làm bé bị chảy nước mũi nhưng trẻ sẽ gặp rắc rối khi ngủ và ăn uống.
Các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi
Để trị tận gốc bệnh hay giải quyết bất cứ vấn đề nào trong cuộc sống, ta đều phải hiểu rõ nguyên nhân. Nếu không, ta chỉ sẽ tập trung trị triệu chứng chứ không phải nguồn căn của bệnh.
Những nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Bé bị cảm cúm, cảm lạnh
- Viêm xoang
- Nhạy cảm khi thời tiết thay đổi hay độ ẩm trong không khí giảm
- Dị ứng phấn hoa, bụi nhà hoặc một số món ăn
- Thời tiết thay đổi hay độ ẩm không khí giảm
- Chất gây kích thích như bụi, khói thuốc lá hoặc nước hoa
- Thời tiết nóng bức, trẻ ra mồ hôi nhưng lại trong phòng có điều hoà cũng gây nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
- Ngạt mũi sơ sinh do nước nhầy bào thai chưa được lấy sạch khỏi đường hô hấp của trẻ. Do đó, có hiện tượng trẻ sơ sinh vừa về nhà đã bị nghẹt mũi
Một trong những trường hợp hiếm gặp là có dị vật trong mũi bé. Tình huống này khá nguy hiểm, nếu không kịp thời phát hiện và xử lý, trẻ rất dễ bị ngạt, chảy máu mũi thậm chí đe dọa tính mạng.
Hướng xử lý trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi
Sử dụng nước muối sinh lý
Mẹ có thể mua nước muối sinh lý tại các nhà thuốc và dùng làm cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh. Chất nhầy (nước mũi) trong mũi bé có thể khá dày. Khi có sự tác động của dung dịch nước muối thì chất nhầy sẽ lỏng hơn và loại bỏ dễ dàng. Cách làm như sau:
- Đặt em bé nằm xuống một chiếc khăn mềm với đầu hơi nghiêng
- Nhỏ 2-3 giọt nước muối vào mũi bé bằng ống hút nhỏ giọt loại dùng trong y tế. Sau đó đợi trong 30-60 giây
- Xoay em bé và để chúng nằm sấp để cho chất nhầy nước mũi chảy ra
- Nhẹ nhàng lau xung quanh lỗ mũi và tránh đưa quá sâu vào mũi bé. Làm sạch hay bỏ ống nhỏ giọt sau mỗi lần sử dụng
Nếu không tiện mua mà cần ngay thì mẹ hay ba cũng có thể tự pha nước muối tại nhà với hướng dẫn sau:
- Trộn đều 1/4 muỗng cà phê muối trong một cốc nước đun sôi
- Để nguội đến nhiệt độ phòng. Bảo quản dung dịch trong chai sạch và ở nơi khô thoáng
- Ghi chú ngày làm hỗn hợp và không dùng nữa sau 3 ngày
Dụng cụ hút nghẹt mũi chữ U
- Nhỏ vài giọt nước muối và lỗ mũi bé xem có giúp thông thoáng không
- Đặt đầu vòi lớn vào mũi em bé. Đầu thon được nối với một ống hình trụ dài, nơi thu được chất nhầy từ mũi
- Đặt lên miệng và hút đầu còn lại của dụng cụ. Lượng chất nhầy lấy ra từ mũi bé sẽ tùy thuộc vào lực hút của ba hay mẹ
- Tháo rời từng bộ phận và vệ sinh sạch sẽ sau khi đã làm xong
Xông hơi cho trẻ sơ sinh
Xả nước nóng trong phòng tắm cho đến khi hơi nước tụ nhiều và phòng tắm trở nên khá ẩm. Một cách khác để nhận biết là hơi nước đọng lại trên gương ở nhà tắm. Mẹ bế bé và ngồi trong nhà tắm xông hơi khoảng vài phút. Hơi nóng sẽ làm dịch mũi chảy ra và giúp bé dễ thở hơn.
Để giúp bé dễ thở hơn, mẹ cũng có thể sử dụng máy xông hơi trong phòng ngủ của trẻ.
Sử dụng tinh dầu
Dầu gió, dầu khuynh diệp, dầu tràm khá là phổ biến với người châu Á. Để khắc phục trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi, ba mẹ có thể xem xét cách dân gian này.
Mẹ có thể mua và rắc một vài giọt lên gối và quanh giường để trẻ ngửi thấy. Mùi các loại tinh dầu này sẽ giúp trẻ nhanh chóng lưu thông đường thở. Lưu ý, tuyệt đối không bôi dầu lên mặt hoặc mũi trẻ.
Trường hợp nào nguy hiểm khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi
Hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám khi xuất hiện thêm những triệu chứng sau:
- Sốt cao
- Khó thở hay thở với nhịp rất nhanh
- Nghẹt mũi và trán, mắt, mũi hoặc má của bé sưng; hoặc tình trạng nghẹt đã trên 2 tuần
- Gặp khó khăn khi ăn uống, trẻ biếng ăn và hay quấy khóc và có biểu hiện đau đớn
Để an toàn nếu mẹ khá bối rối và không biết xử lý thì có thể hỏi ý kiến và tư vấn từ các bác sĩ. Hơn hết, mẹ và gia đình phải bình tĩnh thì mới thông suốt và chọn được cách phù hợp để trị nghẹt mũi và thực hiện đúng cách.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!