Cách trị cảm cúm cho trẻ tại nhà bằng 13 bước đơn giản, hiệu quả, an toàn cho bé. Mẹ hãy áp dụng ngay để chấm dứt tình trạng cảm cúm ở trẻ nhỏ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu:
- Nguyên nhân gây cảm cúm ở trẻ
- Những tình huống lây bệnh cúm thường gặp
- Triệu chứng bệnh cúm ở trẻ
- 13 cách trị cảm cúm cho trẻ
- Hướng dẫn phòng bệnh cho trẻ nhỏ
Nguyên nhân gây cảm cúm ở trẻ
Cúm là một loại virus có khả năng lây lan nhanh chóng từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp. Chính vì vậy, có một số nguyên nhân gây nên tình trạng cảm cúm ở trẻ như:
- Trẻ tiếp xúc gần với người đang bị cảm cúm trong lúc họ hắt hơi hay ho.
- Trẻ sử dụng chung các đồ vật với người thân, bạn bè đang bị cúm.
- Trẻ trực tiếp ăn uống chung cùng với những người đang bị cảm cúm.
Do những nguyên nhân này, sau khi lây nhiễm, triệu chứng đặc trưng của cúm sẽ bắt đầu xuất hiện trên cơ thể trẻ. Các triệu chứng này có thể kéo dài từ 5 đến 7 ngày và gây ra cảm giác khó chịu cả trong và ngoài cơ thể của trẻ. Có thể khẳng định virus cúm lây lan rất nhanh. Do đó cha mẹ cần tìm ra cách trị cảm cho bé hiệu quả để tránh khiến bé khó chịu, quấy khóc.
Những tình huống lây bệnh cúm thường gặp
- Khi người bệnh ho/hắt hơi làm phát tán virus vào tay, chân, quần áo, các đồ vật xung quanh; tay trẻ vô tình tiếp xúc với người bệnh hoặc các vật dụng nói trên, sau đó tay trẻ lại tiếp xúc với mắt, mũi, miệng của mình tạo điều kiện cho virus cúm xâm nhập vào cơ thể
- Khi người bệnh ho/hắt hơi làm phát tán virus vào không khí, và có thể xâm nhập trực tiếp vào đường hô hấp của những trẻ gần đó khi hít phải.
13 cách trị cảm cúm cho trẻ
Xem thêm
Mẹo dân gian trị ho dứt điểm cho trẻ
Làm sao để tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả?
Triệu chứng bệnh cúm ở trẻ
- Sốt trên 38 độ C, có thể kèm theo ớn lạnh và đổ mồ hôi.
- Ho khan, nghẹt mũi, chảy nước mũi.
- Nhức đầu, đau nhức cơ bắp, đặc biệt là ở lưng, tay và chân.
- Cảm giác mệt mỏi và yếu.
13 cách trị cảm cúm cho trẻ
#1 Cho bé uống nhiều chất lỏng (nước ép trái cây, súp rau) để thay thế chất lỏng và chất điện giải bị mất qua mồ hôi, tiêu chảy, sốt và nôn mửa.
#2 Hãy cho bé uống ít nhất 10 ly nước mỗi ngày cho sự bài tiết của phổi
#3 Đây là một cách hiệu quả để không phải dùng đến kháng sinh, vì kháng sinh có thể ảnh hưởng rất lớn đến khả năng miễn dịch của trẻ.
#4 Sử dụng hoa cúc dại làm nước uống để tăng khả năng miễn dịch.
#5 Cách trị cảm cúm sổ mũi cho bé bằng dầu Khuynh Diệp được nhiều mẹ áp dụng. Cách thực hiện khá đơn giản, mẹ hãy thoa tinh dầu Khuynh Diệp lên cổ, ngực, lưng của bé, hoặc chiếc khăn quấn ở cổ bé, hương thơm của dầu sẽ giúp bé hết ngạt mũi, sổ mũi.
#6 Hãy cho bé súc miệng với nước muối (1 muỗng cà phê muối trong 1 lít nước ấm) để giúp làm dịu cơn đau họng.
#7 Ngâm chân trong nước nóng để giảm bớt đau đầu hay nghẹt mũi.
#8 Điều chỉnh độ ẩm không khí trong phòng. Giữ nhiệt độ phòng ấm áp, nhưng thoáng khí để có đủ oxy.
#9 Cách trị cảm cho trẻ nhỏ bằng phương pháp giữ cho bé đủ ấm.
#10 Xoa lưng cho bé để giúp con cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
#11 Đun sôi một miếng gừng tươi lớn trong 2 chén nước trong vòng 5-10 phút. Hãy cho bé uống một tách mỗi 2-3 giờ cho đến khi bệnh cúm đã biến mất. Nó sẽ làm giảm sung huyết mũi, cải thiện lưu lượng máu, giúp loại bỏ ớn lạnh, đau nhức và giảm đau cổ họng.
#12 Đây là thời gian để chuyển sang phục vụ thức ăn giàu tinh bột, bao gồm bánh mì khô, chuối, nước sốt táo, gạo luộc, ngũ cốc nấu chín và khoai tây nướng. Ăn nhẹ và cẩn thận.
#13 Hãy suy nghĩ tích cực rằng con bạn đã được trải qua quá trình chữa bệnh.
Tăng cường ăn canh, súp và các loại chất lỏng là cách cảm cúm cho trẻ
Trong khi các triệu chứng cúm xảy ra, tốt nhất không nên cho bé ăn các sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua và bơ), trứng, thịt gà, món ngon ngọt và sôcôla, vì đây là những thực phẩm khiến dịch nhầy trong họng bé tăng lên, từ đó làm cho họng bé có nhiều đờm.
Xem thêm
Làm sao để tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả?
Cách chăm sóc trẻ bị sốt hiệu quả và 5 điều mẹ cần tuyệt đối tránh
Hướng dẫn phòng bệnh cho trẻ nhỏ
Hiện nay chưa có vắc xin chống lại tất cả các chủng Cúm. Tuy nhiên, các biện pháp đơn giản sau đây có thể giúp giảm bớt nguy cơ nhiễm virus cúm cho trẻ:
- Tiêm chủng: Tiêm phòng cúm được dành cho nhiều lứa tuổi, nhất là với những trẻ dưới 5 tuổi.
- Giữ vệ sinh miệng họng nhất là sau khi cho trẻ ăn, sau khi trẻ ho, hắt hơi, thường xuyên vệ sinh tay chân cho trẻ.
- Tránh cho trẻ dùng chung đồ chơi, tiếp xúc hay đến thăm những người bị cúm
- Cho trẻ ăn nhiều hoa quả và rau xanh.
Chỉ cần làm theo các biện pháp tự nhiên và chăm sóc bé cẩn thận với tinh thần sảng khoái và yêu thương thì con sẽ trải qua cơn bệnh cúm một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng thôi.
Theo The Asianparent
Xem thêm bài liên quan
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!