Biếng ăn ở trẻ khiến phụ huynh đau đầu tìm cách giải quyết. Tình trạng biếng ăn xảy ra có thể là do nhiều nguyên nhân và mẹ cần biết nguyên nhân để xử lý tình trạng biếng ăn của bé. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Bệnh lý rối loạn ăn uống
- Phân loại biếng ăn ở trẻ
- Các dấu hiệu của trẻ biếng ăn
- Các loại biếng ăn thường gặp và mẹo xử lý
- NÊN VÀ KHÔNG NÊN Ở TRẺ BIẾNG ĂN
Bệnh lý rối loạn ăn uống
Rối loạn ăn uống ở trẻ em và thanh thiếu niên gây ra những thay đổi nghiêm trọng trong thói quen ăn uống có thể dẫn đến những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng, thậm chí đe doạ đến cuộc sống.
Ba loại rối loạn ăn uống chính là:
- Biếng ăn/ nhịn ăn/ lười ăn do tâm lý, một tình trạng trong đó một đứa trẻ từ chối ăn đủ calo ra khỏi một nỗi sợ hãi dữ dội và phi lý khi trở nên béo
- Chứng ăn ói – Bulimia, một tình trạng mà đứa trẻ ăn quá nhiều và sau đó thanh lọc thức ăn bằng cách nôn mửa hoặc dùng chất nhuận tràng để tránh tăng cân
- Chứng ăn vô độ, một tình trạng mà đứa trẻ có thể ăn rất nhiều không kiểm soát được.
Mẹ đã biết chưa?
Làm gì khi trẻ biếng ăn? Cha mẹ nên làm gì để giúp con ăn ngoan hơn?
Bí quyết giúp trẻ 3 tuổi biếng ăn lấy lại niềm đam mê ăn uống
Biếng ăn ở trẻ
Được chia thành 2 nhóm tuổi: 1 là biếng ăn sơ sinh, 2 là biếng ăn độ tuổi ăn dặm.
Chứng biếng ăn ở trẻ cũng có nhiều dạng: biếng ăn do tâm lý, biếng ăn bẩm sinh, biếng ăn do bệnh…
Ép ăn là một trong những nguyên nhân phổ biến của biếng ăn ở trẻ
1. Biếng ăn tâm lý ở trẻ
Trẻ biếng ăn khi có cảm giác bị ép buộc, bỏ rơi, bị gò bó hoặc bị đánh lừa
2. Biếng ăn do sai lầm trong chế biến thức ăn và thời gian chuyển tiếp chế độ ăn
Ví dụ: Ăn xay nhuyễn, ăn lệch, pha sữa không đúng cách, ăn dặm sai thời điểm (Quá sớm hoặc quá trễ)
3. Biếng ăn do bệnh lý
- – Suy dinh dưỡng.
- – Nhiễm ký sinh trùng; nhiễm trùng (viêm mũi, viêm họng, viêm amiđan…) và virus.
- – Bệnh lý răng miệng (sâu răng, viêm lợi), loạn khuẩn đường ruột.
4. Biếng ăn sinh lý
Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh là trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng tự nhiên ăn ít đi trong vài ngày đến vài tuần. Các thời điểm này thường trùng với lúc bé biết lẫy, ngồi, đứng, đi…Sau đó, trẻ trở lại ăn uống bình thường.
Trẻ thường mắc chứng biếng ăn sinh lý trong các mốc thời gian này:
- 3-4 tháng tuổi: thời kỳ trẻ bắt đầu tập lẫy, ngóc đầu.
- 6 tháng: giai đoạn trẻ mới ăn dặm, chuyển sang một chế độ ăn hoàn toàn mới, bé phải làm quen với nhiều loại thực phẩm mới.
- 9-10 tháng: trẻ tập đi.
- 16-18 tháng: Trẻ say mê khám phá thế giới xung quanh, vô tình quên đi các bữa ăn của mình.
- Giai đoạn trẻ bắt đầu đi nhà trẻ (có thể ở độ tuổi 2-3 tuổi): là một cột mốc lớn trong đời. Việc thay đổi môi trường sinh hoạt, chế độ ăn uống đều có tác động không nhỏ đến tâm lý, khiến trẻ sinh ra biếng ăn.
Bên cạnh đó, có một vài giai đoạn khác cũng có khả năng gây ra chứng biếng ăn sinh lý ở trẻ. Ví dụ như khi bé mọc răng, người chăm sóc/cho ăn hoàn toàn khác (phổ biến ở các gia đình thuê người giúp việc chăm bé để mẹ đi làm), trẻ phải thay đổi môi trường sống (gia đình chuyển chỗ ở, sang nước ngoài định cư…).
5. Biếng ăn do thuốc
Do dùng quá nhiều vitamin, kháng sinh hoặc “thuốc kích thích ăn’’. Việc lạm dụng kháng sinh có thể gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, còn thuốc kích thích ăn sẽ làm cho trẻ biếng ăn thêm ngay sau khi ngừng thuốc (thuốc này chống chỉ định ở trẻ dưới 2 tuổi).
6. Biếng ăn “của cha mẹ”
Do cha mẹ quá lo lắng về sự tăng trưởng của con. Khi thấy con ăn ít hơn các trẻ cùng lứa tuổi, nhiều người nghĩ rằng con biếng ăn mặc dù trẻ vẫn tăng cân và tăng chiều cao tốt.
7. Biếng ăn bẩm sinh
Có khoảng dưới 5% trẻ sinh ra chỉ ngủ, chơi mà không bao giờ đòi bú.
Các dấu hiệu của trẻ biếng ăn
1. Mỗi bữa ăn kéo dài trên 30 phút
2. Cân nặng thấp hơn so với chuẩn
3. Quấy khóc, giả vờ nôn ói, che miệng, ngậm thức ăn… khi ăn
4. Số bữa ăn và lượng ăn ít hơn các bé cùng độ tuổi
5. Chỉ ăn 1 vài loại thức ăn.
Các loại biếng ăn thường gặp và mẹo xử lý
1. Trẻ quá kén chọn thức ăn
– Trẻ kiên quyết từ chối một số món ăn vì mùi vị, kết cấu thức ăn hoặc hình thức món ăn.
– Trẻ có thể trở nên lo lắng nếu bị ép ăn một số loại thức ăn mà trẻ bị ác cảm
– Thường xuất hiện cảm giác khổ sở như khó chịu với những tiếng ồn, cảm giác bứt rứt tay chân
Giải pháp:
- Nguyên tắc cơ bản: Kích thích trẻ thèm ăn chứ không ép buộc
- Các bậc cha mẹ cần chuẩn hóa lượng thức ăn mới mà trẻ tiêu thụ và giữ thái độ trung lập, thoải mái trong vấn đề ăn uống của trẻ
- Hỗ trợ thêm vào lượng dưỡng chất dung nạp hàng ngày bằng cách bổ sung các yếu tố vi lượng, cân nhắc sử dụng các loại sữa dành cho trẻ biếng ăn
2. Trẻ hiếu động quên ăn
– Trẻ lanh lợi, năng động nhưng ít khi có biểu hiện đói hoặc quan tâm đến việc ăn uống
– Trẻ quan tâm đến việc đi chơi hoặc giao tiếp với người khác hơn là việc ăn
– Trẻ chỉ ăn một vài miếng rồi ngừng ăn, dễ sao nhãng việc ăn uống và khó giữ cho bé ngồi nguyên 1 chỗ
Mẹ đã biết chưa?
Thực hư quan niệm vuốt má khiến trẻ biếng ăn
Giải pháp
- Giải thích rõ cho bé về tính cách của bé
- Tăng cảm giác thèm ăn bằng cách thỏa mãn ngay lập tức cơn đói của bé
- Ăn đủ bữa, không uống nước có gas
- Hạn chế thời gian ăn
- Bổ sung thêm sữa dành cho trẻ biếng ăn
3. Trẻ biếng ăn do bị bệnh
– Trẻ ít cảm thấy ngon miệng và/hoặc từ chối thức ăn vì cơ thể đang bị bệnh
-Chú ý các dấu hiệu cảnh báo, đặc biệt là các triệu chứng về tiêu hóa
Giải pháp
- Điều trị dứt điểm các bệnh lý thực thể
- Bổ sung dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bé khỏe hơn, nhanh khỏi bệnh hơn
4. Cảm nhận sai của cha mẹ
-Trẻ cảm thấy ít ngon miệng nhưng thực tế khẩu phần ăn ít và dinh dưỡng đã phù hợp với nhu cầu của cơ thể trẻ
-Trẻ trông có vẻ nhỏ bé nhưng vẫn đạt chỉ số tăng trưởng dựa trên chiều cao trung bình của cha mẹ.
-Sự lo lắng thái quá của cha mẹ dẫn đến việc sử dụng các biện pháp ép buộc trong nuôi ăn làm ảnh hưởng bất lợi đến tâm lý trẻ
Giải pháp:
- Xác định rõ mức tăng trưởng mà trẻ cần đạt được
- Áp dụng phù hợp những quy tắc thực phẩm cơ bản
- Nếu cha mẹ vẫn lo lắng về dinh dưỡng của trẻ thì nên bổ sung thêm thực phẩm cân bằng dinh dưỡng giàu năng lượng khác
5. Trẻ sợ ăn
– Trẻ có biểu hiện lo sợ về viễn cảnh được cho ăn, có thể khóc khi thấy thức ăn hoặc sữa, có thể chống lại việc cho ăn bằng cách khóc, co người, ngậm miệng
– Có thể xảy ra với trẻ từng xảy ra sự cố khi được cho ăn trước đây như bị sặc, nghẹn ….
Giải pháp
- Những trường hợp nhẹ, cho ăn khi trẻ đang thiu thiu ngủ hoặc thoải mái tinh thần, sử dụng các công cụ cho ăn thay thế ví dụ ly uống thay cho bình sữa, ăn bốc thay cho ăn bằng thìa…
- Đối với những trường hợp nghiêm trọng thì cần phải cho trẻ ăn thêm những loại thức ăn giàu năng lượng, dễ ăn dễ nuốt như sữa giành cho trẻ biếng ăn thấp còi
6. Trẻ suy nhược cơ thể
-Trẻ ít có cảm giác ngon miệng, trẻ có biểu hiện lãnh đạm, yếu ớt.
-Rất ít giao tiếp bằng lời và bằng thái độ như mỉm cười, nhìn vào mắt người đối diện
Giải pháp:
- Người chăm sóc trẻ phải nhiệt tâm và là người có kinh nghiệm để có thể có hiệu quả tốt nhất
- Phải đưa trẻ đi thăm khám bác sỹ
- Tìm hiểu những nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng thờ ơ lãnh đạm ở trẻ để có biện pháp cụ thể
NÊN VÀ KHÔNG NÊN Ở TRẺ BIẾNG ĂN
Nên:
1. Cho bé ăn đều, các bữa chính và bữa phụ cách nhau từ 3-4 tiếng
2. Cho bé ăn các phần nhỏ, đợi bé đòi ăn thêm
3. Giữ bé ngồi 1 chỗ cho đến cuối bữa
4. Tập cho bé thói quen tự xúc ăn
Không nên
1. Bữa ăn kéo dài quá 30 phút
2. ăn vặt giữa các bữa ăn
3. Khen chê việc bé ăn nhiều hay ít
4. cho bé xem ti vi hay chơi quá nhiều trong bữa ăn
5. Dùng thức ăn như phần thưởng hay cách biểu hiện tình thương.
Nguồn – WebMd – Eating Disorders, Hỏi Đáp Bác Sỹ
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!