Vuốt má trẻ biếng ăn có thật hay không? Thực chất, không có bất kỳ bằng chứng khoa học nào về việc vuốt má trẻ biếng ăn trong thời gian dài. Hơn thế nữa, việc trẻ biếng ăn còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ chính bản thân con đến các tác động bên ngoài.
Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:
- Thực hư quan niệm vuốt má trẻ biếng ăn
- Nguyên nhân trẻ biếng ăn là gì?
Thực hư quan niệm vuốt má trẻ biếng ăn
Nếu gia đình nào có ông bà cao tuổi thì chắc chắn sẽ được khuyên dạy rất nhiều quan niệm dân gian và kinh nghiệm cá nhân của ông bà trong việc chăm sóc và nuôi dạy con cái. Và trong số đó có thể sẽ có bài học về vuốt má trẻ biếng ăn, tức là hạn chế không nên vuốt má trẻ vì có thể khiến trẻ lười ăn.
Thực chất, không có bất kỳ bằng chứng khoa học nào về việc vuốt má trẻ biếng ăn trong thời gian dài. Hơn thế nữa, việc trẻ biếng ăn còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ chính bản thân con đến các tác động bên ngoài. Vì thế, quan niệm này là không có cơ sở.
Có thể bạn chưa biết:
Mẹo dành cho trẻ biếng ăn, trẻ ăn dặm, và phòng ngừa biếng ăn ở trẻ
Tuy nhiên, ba mẹ cũng nên lưu ý rằng vuốt má, bẹo má trẻ thường xuyên sẽ khiến trẻ chảy nước miếng, và gây ra bệnh viêm khoang miệng vì lúc này cơ quan tiết nước bọt của trẻ mới sinh chưa được tách rời. Ngoài ra, việc để con bị vuốt má nhiều cũng có thể dẫn đến những nguy cơ làm xước da và khiến trẻ mắc các bệnh ngoài da như lở loét, bong tróc hoặc dị ứng nếu tay người nựng không được vệ sinh sạch sẽ.
Do đó, nếu không đồng tình với quan niệm vuốt mà trẻ biếng ăn thì ba mẹ cũng nên để tâm đến những mối nguy hại khác. Chỉ nên cưng nựng má bé vừa phải và nên là người thân quen, và đã rửa tay sạch sẽ.
Nếu vuốt má trẻ biếng ăn không đúng thì nguyên nhân nào mới khiến con lười ăn/bú?
1. Do thể chất của con
Những đứa trẻ sinh ra thiếu tháng, hay bị khuyết tật thần kinh hoặc thể chất khi sinh có ít năng lượng hơn để có lực bú mẹ. Và nếu vô tình gia đình hay nựng con thì quan niệm vuốt má trẻ biếng ăn vô tình đúng một cách không đúng.
2. Mẹ chưa cho con bú đúng cách
Tuy thiên chức làm mẹ sẽ khiến người phụ nữ có bản năng của một người mẹ, nhưng không phải ai cũng biết cách cho con bú đúng. Và nếu không cho con bú đúng cách, thì bé sẽ không thể lấy sữa từ ngực của mẹ, dần dần sẽ dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn chậm tăng cân. Nếu không khắc phục, từ từ việc cho con bú sẽ khó khăn hơn và bắt đầu có thể trẻ lười bú hay từ chối vú hoàn toàn.
Hướng dẫn mẹ cho con bú ở tư thế nằm
Nếu mẹ không đủ sức khỏe để ngồi, mẹ hoàn toàn có thể nằm trên giường và cho bé nằm nghiêng bên cạnh để bú.
Tư thế bú nằm cho trẻ sơ sinh được rất nhiều mẹ thực hiện bởi vì bé sẽ ti được lượng sữa nhiều khi nằm ở tư thế này. Khi cho con bú ở tư thế này, mẹ nằm nghiêng song song với con sau đó đặt con sát cạnh người. Sau đó mẹ lấy tay đỡ lấy đầu con và hướng dần cho con quay đầu vào vú của mình để bú.
Cho con bú ở tư thế này, mẹ được thư giãn và thoải mái nhất nên mẹ rất dễ bị ngủ quên và con cũng vậy. Nếu mẹ ngủ quên mà không rút đầu ti ra khỏi miệng của con thì có thể xảy ra tình trạng đầu ti sẽ đè lên mũi của con dẫn đến tình trạng ngạt thở rất nguy hiểm. Vì vậy, khi thực hiện tư thế này mẹ phải luôn tỉnh táo để vừa cho con bú vừa quan sát con, đảm bảo an toàn khi cho con bú, chỉ ngủ khi ti mẹ được rút ra khỏi miệng của bé.
3. Mẹ ép con ăn quá nhiều so với dạ dày của bé
Theo PGS Lê Bạch Mai – nguyên Viện phó Viện dinh dưỡng quốc gia, vì quá mong muốn con mau lớn, mà nhiều ba mẹ cho con ăn với thể tích lớn hơn khả năng chứa đựng của dạ dày em bé. Nhiều khi con còn bé, dạ dày chỉ 200ml nhưng các mẹ lại cho con bú nhiều sữa hay ăn nhiều cháo nhiều bột hơn.
Để biết chính xác lượng sữa con bú bao nhiêu là đủ, hay lượng thịt, cháo con cần hàng ngày là bao nhiêu, ba mẹ hãy tham vấn ý kiến bác sĩ.
Khám phá thêm:
Top 10 vi chất dinh dưỡng cần bổ sung ngay cho trẻ biếng ăn
Gợi ý 3 máy xay kéo tay đa năng giúp mẹ chế biến đồ ăn dặm cho bé trong tích tắc
4. Liên quan đến cơ thể người mẹ
Nếu nuôi con bú và mẹ có núm vú phẳng hay hơi lõm vào trong thì cũng có thể gây một ít khó khăn nhất định cho bé bú. Nhưng hầu hết các bé đều vẫn có thể bú mẹ tốt. Hãy sử dụng các sản phẩm hỗ trợ cho tình trạng này để giúp con dễ bú hơn nhé.
5. Chất lượng sữa mẹ hay sữa công thức
Ngoài ra, đôi khi mẹ tiêu thụ những món ăn lạ hay có vị cay nồng, điều này vô tình ảnh hưởng đến chất lượng và mùi vị sữa con đã quen. Nếu trẻ biếng ăn thì đây cũng nên là yếu tố mẹ nên xem xét.
Trong trường hợp con dùng sữa công thức thì mẹ hãy xem xét thử đổi qua loại khác nhé.
5. Do mẹ cho con ăn thức ăn không phù hợp
Phụ huynh nên nhớ rằng nhu cầu dinh dưỡng và nguyên liệu thức ăn con có thể ăn tuỳ thuộc vào độ tuổi và thể chất của trẻ. Khá nhiều cha mẹ cho con ăn bổ sung không đúng độ tuổi, không phù hợp với chức năng tiêu hóa của con thời điểm đấy.
PGS Lê Bạch Mai cho rằng để mẹ có thể cung cấp được bữa ăn đảm bảo tính đa dạng, phù hợp nhu cầu của con thì cần phải hiểu biết về:
- Sinh lý của từng giai đoạn của trẻ;
- Bộ máy tiêu hóa, thể tích dạ dày, khả năng bài tiết dịch, chức năng hoàn thiện của bộ máy tiêu hóa của con.
Khi con có những dấu hiệu khác lạ, điều quan trọng là ba mẹ phải quan sát kỹ càng hơn và đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Ngoài ra, khi nghe các quan niệm dân gian, nên hiểu rõ nguồn cội vì sao như thế để tránh tin vào những điều không có căn cứ.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!