Con biếng ăn vì lý do gì cũng khiến mẹ sốt ruột. Có thể nói rất ít trẻ em vượt qua những năm này mà không tạo ra một số lo lắng và quan tâm về việc ăn uống. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Con biếng ăn do sự thèm ăn và cơn đói thay đổi hằng ngày
- Bé không chịu ăn
- Trẻ biếng ăn vì mọc răng
- Các hoạt động vui với thức ăn
- Lời khuyên cho trẻ ăn dặm
Con biếng ăn do sự thèm ăn và cơn đói thay đổi hằng ngày
Trẻ mới biết đi có khẩu vị thay đổi. Tăng trưởng thúc đẩy và sự thay đổi mức độ hoạt động trong ngày có thể dẫn đến một sự thèm ăn lớn trong một thời gian, sau đó là ăn nhỏ và kén ăn ngay sau đó. Bữa ăn tối có thể gây lo lắng nhất, khi trẻ có thể mệt không muốn ăn hoặc không đói.
Một số lý do phổ biến khác cho việc ăn uống thất thường và chỉ hít không khí cũng no đó là:
- Uống quá nhiều – đặc biệt là đồ uống ngọt hoặc sữa
- Quá mệt để ăn hoặc không thích thức ăn được phục vụ trong bữa ăn đó
- Ăn vặt thường xuyên khiến con biếng ăn vì hạn chế sự thèm ăn cho các bữa ăn chính, mặc dù nói chung nó không phải là vấn đề nếu các món ăn nhẹ bổ dưỡng.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn (Nguồn ảnh: Unsplash)
Có thể bạn chưa biết ===>
Bé không chịu ăn
Hầu hết trẻ em có thể cân bằng lượng thức ăn với hoạt động nếu chúng được khuyến khích, và không bị ép ăn. Ba mẹ có thể giúp đỡ bằng cách cung cấp nhiều loại thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng mà con có thể chọn. Cung cấp cho trẻ các loại thực phẩm với sự đa dạng và hương vị khác nhau để cân bằng dinh dưỡng.
Nếu một thực phẩm bé không ăn, chúng ta chưa thể kết luận là con không thích món thực phẩm đó ngay, bé có thể đang thử nghiệm để xem ảnh hưởng của việc bé từ chối đối với mọi người xung quanh. Và điều này làm nhiều bậc cha mẹ trở nên khó khăn và luôn lo lắng vì con không ăn, không thích món đó, và cố tìm mọi thứ để con thích và ăn, hoặc đi đến ép ăn.
Một số lời khuyên hữu ích để đối phó với việc không chịu ăn của bé:
- Cố gắng giữ bình tĩnh.
- Đừng cố ép hay đe dọa để con ăn, hay tương tự dụ dỗ cái này cái kia để con ăn.
- Cho phép con có quyền thể hiện cái nào thích và món nào không thích.
- Giới thiệu nhiều món mới để con thử và lựa chọn.
- Cho ăn ít và nhiều lần.
- Trang trí đẹp mắt, và có chỗ ăn riêng cho con, để con tạo thói quen trong ăn uống ngồi bàn của mình.
- Tắt tivi – thay vào đó hãy trò chuyện vào giờ ăn.
- Bắt đầu với một khẩu phần nhỏ và cho nhiều hơn nếu đói.
- Nếu một bữa ăn con không ăn, hãy để con ngồi yên trong vài phút trước khi rời khỏi bàn. Điều này giúp con thói quen giờ ăn, và tôn trọng giờ ăn.
- Hãy là một hình mẫu cho con . Nếu cha mẹ tuân thủ thói quen ăn uống tốt, con sẽ bắt chước theo.
Trẻ biếng ăn vì mọc răng
Mọc răng cũng khiến bé biếng ăn (Nguồn ảnh: Unsplash)
Theo TS.BS Phạm Thị Thu Hương, Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và Tiết chế Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Bác sĩ Trưởng, Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome, có 1 số cách khắc phục tình trạng trẻ mọc răng biếng ăn, đó là:
Thời kỳ trẻ mọc răng cửa (6-10 tháng): Nếu bé từ chối các loại bột ăn dặm, hãy tăng cường lượng sữa cho trẻ bú, cho trẻ ăn khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng, bánh mềm… để kích thích khẩu vị, giúp con ăn ngon miệng hơn.
Thời kỳ trẻ mọc răng nanh (10-16 tháng): Mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn, tăng cường thực phẩm mềm, dễ nuốt như canh, cháo, súp…. Hãy cho bé uống sữa, nước ép trái cây tươi (cho trẻ trên 1 tuổi) để bù nước.
Thời kỳ trẻ mọc răng hàm (16-20 tháng): Vẫn nên chia nhỏ và giảm khẩu phần mỗi bữa, đồng thời chế biến theo nhiều cách khác nhau, trang trí bữa ăn thật ngon miệng để trẻ ăn tốt hơn.
Các hoạt động vui với thức ăn
Bạn có thể sử dụng các hoạt động vui với thực phẩm với con để giúp chúng tìm hiểu về thực phẩm và dinh dưỡng. Để trẻ tham gia vào việc chuẩn bị thức ăn cơ bản – như rửa hoặc gọt rau, làm bánh sandwich hoặc salad, hoặc nướng bánh nướng trái cây hoặc rau – dạy chúng về các thực phẩm lành mạnh.
Các hoạt động vui với thực phẩm khác:
- Khám phá hình dạng, màu sắc và cách thức phát triển của thực phẩm
- Phát triển các kỹ năng như đổ, khuấy và cắt
- Học vệ sinh thực phẩm, như rửa tay trước khi chạm vào thực phẩm hoặc ăn
- Chia sẻ thức ăn với người khác.
- Rửa chén, bát
- Dọn bàn ăn
- Cắt rau, củ, quả
- Làm bánh
Mẹ nên dạy cho trẻ về các thực phẩm lành mạnh, từ đó kích thích bé ăn ngon miệng. (Nguồn ảnh: Unsplash)
Có thể bạn chưa biết ===>
Lời khuyên cho trẻ ăn dặm
- Cung cấp nhiều loại thực phẩm hàng ngày.
- Ngồi ăn cùng nhau như một gia đình.
- Không ép con ăn khi mệt hoặc không đói.
- Cung cấp nước để uống. Tránh đồ uống ngọt không cần thiết
- Cung cấp đồ ăn nhẹ lành mạnh giữa các bữa ăn.
- Cho trẻ tham gia chuẩn bị bữa ăn đơn giản.
- Chấp nhận một số từ chối thực phẩm mà không phải lo lắng.
- Hãy là một hình mẫu cho con và ăn một chế độ ăn uống lành mạnh.
Tham khảo: BetterHealth, MÁCH MẸ CÁCH TRỊ TRẺ BIẾNG ĂN KHI MỌC RĂNG – Nutrihome
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!