Trẻ sơ sinh nôn mửa vì nhiều nguyên nhân như: ho, cảm lạnh, viêm đường hô hấp; say xe; dị ứng thực phẩm; viêm dạ dày; khóc quá nhiều;… Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ có thể tham khảo và thực hiện một số điều sau: bù nước bằng oresol, chia nhỏ cữ bú, cho trẻ nghỉ ngơi nhiều,… Trường hợp trẻ có các triệu chứng bất thường như da xám, mắt cứ khép lại, thở nhanh,… bạn cần đưa con đến bác sĩ để được khám và điều trị phù hợp.
Bạn nên đọc bài viết này để biết:
- Sự khác biệt giữa nôn mửa và ọc sữa
- Vì sao trẻ sơ sinh nôn mửa nhiều như vậy?
- Cách khắc phục tình trạng trẻ bị nôn mửa
- Cách giảm tần suất nôn mửa của bé sơ sinh
- Khi nào hiện tượng trẻ sơ sinh nôn mửa đáng lo lắng?
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Sự khác biệt giữa nôn mửa và ọc sữa
Nếu bạn đã từng uống rượu/ bia suốt đêm trước với bạn bè mình trong ngày, có thể bạn sẽ biết thế nào là nôn mửa khi nhìn thấy nó!
Bạn có thể chưa biết:
Mách mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nôn trớ tại nhà
5 mẹo giúp hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh hay nôn trớ
Sự khác biệt giữa một đứa trẻ nôn mửa mới sinh và ọc sữa là gì? Ọc sữa là dòng chảy để đẩy các chất của các chất dạ dày ra khỏi miệng, thường là sau khi ợ hơi, khá phổ biến cho trẻ sơ sinh dưới một tuổi. Trong khi đó, nôn mửa lại cần một lực để đẩy mọi thứ trong dạ dày ra.
Ọc sữa là dòng chảy để đẩy các chất của các chất dạ dày ra khỏi miệng, thường là sau khi ợ hơi
Vì sao trẻ sơ sinh nôn mửa nhiều như vậy?
Trong những tháng đầu tiên của trẻ sơ sinh, bé có thể ọc sữa sau mỗi lần cho ăn bởi vì van nơi thực quản của bé kết nối với dạ dày của con chưa phát triển để có thể hoạt động tốt. Van đặc biệt đó sẽ bắt đầu trưởng thành khi con được khoảng bốn hoặc năm tháng và sử dụng tốt khi bé bước qua một tuổi.
Các nguyên nhân khác gây nôn mửa cho bé như:
- Say xe hơi
- Đầy hơi, khó tiêu
- Khóc quá nhiều
- Ho, cảm lạnh, đường hô hấp bị nhiễm trùng
- Nhiễm trùng tai
- Dị ứng thực phẩm
- Nhiễm trùng đường tiểu
- Viêm dạ dày
- Tắc ruột
- Hẹp phì đại môn vị
Nếu bé ọc sữa hoặc nôn hơn năm lần một ngày, hoặc luôn ho sau mỗi lần cho ăn, bác sĩ có thể khuyên bạn nên thêm một chất làm sữa đặc vào trong sữa.
Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc kháng acid cho trẻ sơ sinh, có thể trộn lẫn vào sữa của em bé, điều này sẽ giúp trung hoà axit trong dạ dày.
Trẻ sơ sinh nôn mửa nếu mẹ cho bé ăn không đúng cách
Cách khắc phục tình trạng trẻ bị nôn mửa
- Trẻ sơ sinh bị nôn liên tục thường dẫn đến mất nước. Để tránh tình trạng này, các bậc phụ huynh nên bù nước cho con bằng Oresol, chia nhỏ lần uống hoặc đút bằng thìa
- Trường hợp trẻ sơ sinh bị nôn sữa, bạn nên chia nhỏ bữa ăn, cho con bú nhiều cử
- Nếu trẻ sơ sinh bị nôn sau khi ăn, cha mẹ cần vuốt lưng cho con, hạn chế để trẻ đùa nghịch, chạy nhảy (ít nhất là 20 phút sau khi ăn)
- Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều
- Sau 12 đến 24 giờ mà tình trạng của con đã ổn định, bạn có thể cho trẻ ăn theo chế độ bình thường lại
- Không nên sử dụng các loại thuốc chống nôn cho bé mà không có chỉ định từ bác sĩ
Cách giảm tần suất nôn mửa của bé sơ sinh
Nếu bạn muốn giảm tần suất nôn của trẻ sơ sinh hoặc ọc sữa, đây là một số bước đơn giản bạn có thể thực hiện:
- Bước 1: Sau khi cho con bú, giữ cho bé đứng thẳng khoảng 30 phút để lực hấp dẫn trái đất có thể giúp giữ mọi thứ theo đúng chiều.
- Bước 2: Không nên gây áp lực lên dạ dày bé sau khi cho bú, vì vậy tránh đặt bé ngồi hoặc đặt nằm trong khoảng 30 phút sau khi ăn.
- Bước 3: Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore (NUH) khuyến cáo rằng bạn nên nhẹ nhàng cho bé ợ hơi sau mỗi lần cho ăn và thậm chí cả khi ăn, để không khí sẽ được giải phóng.
- Bước 4: Không nên chơi hay hoạt động cho bé sau khi ăn và tránh không được để em bé quá vui mừng cười sặc sụa lên.
Cách giảm tần suất nôn mửa ở bé sơ sinh
Khi nào hiện tượng trẻ sơ sinh nôn mửa đáng lo lắng?
Mặc dù trẻ sơ sinh ọc sữa là bình thường, nhưng nếu trẻ nhỏ của bạn có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, bạn nên đưa ngay đến gặp bác sĩ:
- Mắt cứ khép lại
- Ít hơn năm tã ướt trong một ngày
- Da khô, miệng và lưỡi khô
- Mõ ác mềm nhũn (điểm mềm mại trên đầu)
- Không sẵn sàng đòi ăn uống
- Nôn mửa kéo dài hơn 4-6 giờ
- Tiêu chảy hơn sáu lần trong một ngày
- Thở nhanh
- Da mát hoặc xám
- Nôn mửa
- Máu trong nôn mửa hoặc tiêu chảy
- Sốt trên 39 ° C trong hơn 12 giờ
Bạn có thể chưa biết:
Trẻ sơ sinh bị nôn vọt: Bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan!
Trẻ sơ sinh hay nôn trớ – Nguyên nhân và cách khắc phục
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Tiến sĩ Chua Mei Chien, Cố vấn cao cấp tại Khoa Sinh sản Sơ sinh nói rằng các bậc cha mẹ không nên lo lắng quá nhiều nếu con bạn ọc lên một chút ít hoặc có thể không hồi phục dễ dàng.
Cô nói: “Nếu em bé phát triển bình thường, tốt, tăng cân tốt, ăn bình thường và ngủ ngon thì không có lý do gì đáng lo ngại”.
Tuy nhiên, cô khuyên các bậc cha mẹ rằng nếu việc nôn và ói mửa của trẻ sơ sinh đi cùng với việc từ chối ăn, uống sau đó, khó chịu và khóc rúc rích trong hoặc ngay sau khi ăn, và tăng cân kém, đó là những dấu hiệu cho thấy bé có thể Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal Reflux Disease – GERD).
Trẻ bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản GERD có thể gặp các triệu chứng sau:
- Khó chịu và đau
- Các vấn đề về hô hấp dưới bất kỳ hình thức nào (nghẹt mũi, nghẹt thở, ho hay thở khò khè)
- Viêm phổi do hít phải các chất dạ dày vào phổi
- Tăng trưởng kém vì chúng không có đủ chất dinh dưỡng
- Nếu bạn nhận thấy rằng con của bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này, bạn nên mang con đến gặp bác sĩ nhi khoa sẽ quyết định xem liệu bé có bị mắc bệnh GERD hay không.
Sau khi con được 1 tuổi, các việc nôn, ọc sữa phải nên giảm dần và sẽ dứt. Vì vậy, hãy tin tưởng vào bản năng làm cha mẹ của mình và đưa con đi kiểm tra nếu bạn có bất cứ lo lắng nào.
Theo theAsianparent Singapore
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!