Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những tình trạng phổ biến xảy ra ở bé sơ sinh, nhất là các bé dưới 12 tháng tuổi. Một số triệu chứng ở trẻ khi bị hiện tượng này mà ba mẹ cần chú ý là: viêm tai, viêm xoang, mòn răng,… để có biện pháp xử trí phù hợp, giúp con ăn uống tốt hơn.
Bạn nên đọc bài viết này để biết:
- Thế nào là trào ngược dạ dày thực quản
- Các triệu chứng khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản
- Nguyên nhân trẻ dưới 12 tháng tuổi thường bị tình trạng này
- Cách chăm sóc trẻ bị tình trạng trên
- Chăm sóc ngoài bữa ăn
- Chăm sóc khi trẻ bị nôn trớ
- Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế?
Thế nào là trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược thức ăn từ dạ dày lên thực quản và được chia làm 2 loại:
- Trào ngược dạ dày thực quản sinh lí: là hiện tượng trào ngược nhưng không gây biến chứng hoặc không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Thời gian trào ngược cho mỗi đợt ngắn < 3 phút.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: là hiện tượng trào ngược gây nên các biến chứng hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Bạn có thể chưa biết:
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa liên tục: Đừng chủ quan vì đó là biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Nguyên nhân và phương pháp làm giảm trào ngược ở trẻ sơ sinh
Bình thường khi dạ dày co bóp, cơ thắt thực quản dưới (ở phần thực quản nối với dạ dày) co lại, giúp đóng kín dạ dày.
Trường hợp đoạn dưới thực quản dãn rộng hơn bình thường, thức ăn sẽ từ dạ dày trào ngược lên thực quản.
Hình minh họa cho bệnh
Các triệu chứng khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản
- Biểu hiện ở đường tiêu hóa: nôn trớ là biểu hiện chính, nôn ra sữa mới bú xuất hiện ngay sau sinh, nôn dễ dàng, tăng sau khi ăn.
- Biểu hiện ngoài đường tiêu hóa: rất đa dạng, có thể có một hoặc nhiều biểu hiện:
- Khò khè, viêm phổi tái phát, giãn phế quản
- Viêm xoang, viêm tai
- Mòn răng
- Thiếu máu, suy dinh dưỡng, chậm tăng cân
- Ngừng thở do sặc (hiếm gặp)
Nguyên nhân trẻ dưới 12 tháng tuổi thường bị tình trạng trên
- Thứ nhất là do dạ dày của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Dạ dày của trẻ nằm ngang và cao hơn so với dạ dày của người lớn. Bên cạnh đó, các cơ thắt ở hai đầu dạ dày vốn chỉ mở ra khi có thức ăn đi qua và đóng kín lại khi dạ dày co bóp nhào trộn thức ăn lại hoạt động chưa ổn định. Nên đôi lúc lẽ ra phải đóng kín thì nó lại hở ra khiến thức ăn trào ra và ọc ngược lên trên.
- Thứ hai là do đặc tính của việc ăn bú của trẻ. Những trẻ dưới 12 tháng, đặc biệt là dưới 6 tháng tuổi thì chủ yếu chỉ bú sữa, vốn là một dạng thức ăn lỏng dễ dàng lọt ra ngoài khi chỉ xuất hiện một khe hở nhỏ. Đối với những trẻ bú sữa bò thì dễ bị trào ngược hơn sữa mẹ, do sữa bò lâu tiêu nên nằm lại trong dạ dày lâu hơn khiến khả năng trào ngược cao hơn.
- Cuối cùng là do tư thế của bé khi bú. Hầu hết các bé đều nằm khi bú, đặc biệt là khi bú đêm hay bú sữa bình. Ở tư thế này dạ dày giống như một ly sữa bị đặt nằm ngang khiến cho sữa dễ trào ra ngoài.
Dạ dày con chưa phát triển là nguyên nhân khiến bé bị trào dạ dày thực quản
Cách chăm sóc trẻ bị tình trạng trên
Chế độ ăn
Trẻ chưa ăn dặm (< 4 – 6 tháng tuổi)
- Bú nhiều lần, rút ngắn khoảng cách giữa 2 lần (1 – 1,5 giờ), thời gian bú khoảng 10 – 15 phút. Cho trẻ bú đúng tư thế và ngậm bắt vú đúng để hạn chế nuốt nhiều hơi vào dạ dày.
- Mẹ không nên kiêng ăn, phải ăn đa dạng các loại thức ăn để có sữa cho con bú.
- Nếu trẻ dùng sữa công thức bằng bình bú thì phải kiểm tra núm vú xem kích thước tia sữa đã phù hợp chưa.
Trẻ lớn:
- Hạn chế ăn thức ăn giàu chất béo như mỡ động vật, phủ tạng động vật, sô cô la, cà phê, đồ uống có ga…
- Chia nhỏ lượng thức ăn và cho trẻ ăn nhiều bữa hơn: 1-1,5 giờ/1lần.
- Làm đặc sữa bằng cách: Pha bột gạo đã được chế biến sẵn vào sữa theo tỷ lệ 1 muỗng bột với 60 -120ml sữa.
- Một số lưu ý:
- Hạn chế cho trẻ ngậm vú giả.
- Tránh cho trẻ ăn: nước cam, quýt, bưởi, thức ăn chiên hoặc nhiều dầu, tỏi, hành, thức ăn cay, sốt cà chua và những chế biến kèm sốt cà chua.
- Tránh thức ăn quá đặc làm tăng nguy cơ táo bón và giảm khả năng hấp thu canxi trong sữa.
Tư thế nằm
Cho trẻ nằm ngửa, thân và đầu cao, tạo góc 45-600 so với mặt giường
Bạn có thể chưa biết:
Cách chữa trào ngược dạ dày thực quản tại nhà nhanh chóng
[Mới sinh] Tất tần tật những gì bố mẹ cần biết về dạ dày trẻ sơ sinh!
Chăm sóc ngoài bữa ăn
- Bế trẻ thẳng đứng sau ăn khoảng 20-30 phút, tránh thay đổi tư thế đột ngột
- Ngủ ở tư thế đầu cao 300, nên ngủ sau ăn ít nhất 2-3 giờ.
- Không quấn tã, mặc quần áo chật để tránh làm tăng áp lực ổ bụng.
Bế trẻ thẳng đứng sau ăn khoảng 20-30 phút, tránh thay đổi tư thế đột ngột
Chăm sóc khi trẻ bị nôn trớ
- Bế hoặc cho trẻ nằm nghiêng về một bên
- Lau rửa bằng nước ấm phần cơ thể bị dính sữa, thức ăn trớ ra
- Hút rửa mũi nếu trẻ trớ lên mũi
- Thay bỉm, quần áo khô thoáng để tránh trẻ bị lạnh
- Cho trẻ bú hoặc ăn lại sau khoảng 30 phút.
Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế?
Biểu hiện trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản nặng là:
- Nôn quá nhiều
- Viêm đường hô hấp
- Chậm tăng cân
- Trẻ quấy khóc kéo dài hơn hai giờ là triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh nặng mà phụ huynh cần lưu ý
- Con chán và không thèm ăn uống
- Sau mỗi lần bú, bé dưới 3 tháng tuổi bị nôn dữ dội
- Trẻ bị mệt mỏi, lừ đừ trong người
Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản nặng mà các bé lớn cần đi khám là:
- Bị nôn nhiều lần, đặc biết khi con nôn ra máu hoặc bị tuột cân
- Bị đau ở vùng giữa ngực, cổ họng và thường xuyên bị ợ nóng
- Cảm giác đau và khó nuốt thức ăn (ví dụ: lúc nào con cũng cảm thấy có thức ăn mắc kẹt trong cổ họng)
- Gặp các vấn đề về hô hấp như: ho mãn tính; khan giọng; thở khò khè, nặng nhọc
- Bị viêm phổi tái phát
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!