Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh xảy ra rất phổ biến và là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, ba mẹ không nên chủ quan vì chúng có thể ảnh hưởng đến cân nặng của bé cũng như gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Trào ngược dạ dày là gì?
- Vì sao trẻ sơ sinh thường bị trào ngược dạ dày?
- Dấu hiệu bé sơ sinh bị trào ngược dạ dày
- Hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
- Cách ngăn ngừa trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
- Kết luận
Hiện tượng trào ngược ở trẻ em xảy ra khi thức ăn chảy ngược từ dạ dày lên thực quản, khiến bé bị trớ hoặc nôn ra. Bố mẹ có thể yên tâm nếu như bé vẫn tăng cân và phát triển bình thường dù bị trào ngược thường xuyên. Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là được xem là bệnh khi trẻ không chịu bú, thường xuyên khóc hoặc cong cổ và lưng như bị đau, nôn vọt, nôn mạnh, ho khò khè thường xuyên, bú ít, sợ bú, không tăng cân. Khi các phương pháp sau đây không có tác dụng làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi để được chẩn đoán và tìm nguyên nhân khác gây ra triệu chứng của. Sau đây là một số cách giảm tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ:
Trào ngược dạ dày là gì?
Cơ vòng thực quản dưới là cơ quan có chức năng như van một chiều giúp ngăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Khi phần cơ thắt ở phía đầu trên của dạ dày bị đóng mở không đều, chúng sẽ khiến những thành phần có trong dạ dày (thức ăn, không khí, dịch dạ dày, muối mật,…) bị đẩy ngược lên thực quản.
Dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh thường gặp hiện tượng này sau khi ăn no hoặc khi được cho bú không đúng tư thế, khiến sữa và không khí trong dạ dày dâng lên và trào ra ngoài.
Xem thêm:
Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày thì nên làm thế nào?
Nguyên nhân và phương pháp làm giảm trào ngược ở trẻ sơ sinh
Vì sao trẻ sơ sinh thường bị trào ngược dạ dày?
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày:
Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện
Trẻ sơ sinh có thực quản ngắn, thành mỏng, lớp cơ thắt co thắt thực quản và dạ dày hoạt động chưa tốt. Hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh khiến các thành phần trong dạ dày dễ bị đẩy ngược lên trên thực quản. Vì vậy, các bé rất dễ bị trào ngược dạ dày, nhất là những bé sinh non.
Bé bú quá no
Dạ dày của trẻ sơ sinh có dung tích rất nhỏ, chưa thể chứa được nhiều sữa cùng lúc nên mẹ cần chia nhỏ thành nhiều cữ bú cho bé. Nếu cho bé bú vượt mức dạ dày có thể chứa được, bé sẽ bị trào ngược.
Bé bị sặc khi bú
Trẻ bú sữa công thức rất dễ bị sặc khi bú nếu mẹ cho bé bú với núm ti quá rộng, tia sữa xuống quá mạnh. Khi bị sặc, con sẽ dễ bị nôn trớ và gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày.
Bé thường xuyên nằm ngửa
Trẻ sơ sinh chưa tự ngồi được nên bé thường nằm ngửa tất cả mọi lúc, kể cả lúc bú. Tư thế này dễ khiến sữa và dịch dạ dày bị đẩy lên, nhất là những khi bé bú nhanh và nhiều.
Bé tập lẫy
Mới ăn no mà bé đã nằm sấp hay tập lẫy cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh. Khi đó, bé rất dễ bị nôn trớ thức ăn ra ngoài, kèm theo cả dịch dạ dày.
Dấu hiệu của một số bệnh lý
Trẻ mắc các chứng hẹp môn vị, viêm thực quản hay chứng không dung nạp thực phẩm sẽ thường xuyên bị trào ngược.
Dấu hiệu bé sơ sinh bị trào ngược dạ dày
- Nôn trớ thường xuyên, chủ yếu qua đường miệng, đôi khi cả mũi
- Đờm nhớt nhiều trong họng, khò khè ở cần cổ khiến con khó nuốt sữa
- Quấy khóc
- Chán ăn
- Khó ngủ, ngủ không tròn giấc
- Chậm tăng cân, suy dinh dưỡng
Hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào trường hợp bé trào ngược dạ dày là hiện tượng sinh lý hay bệnh lý.
Trào ngược dạ dày sinh lý
Hiện tượng trào ngược dạ dày sinh lý chỉ xảy ra trong thời gian ngắn với tần suất ít. Nếu bé bị trào ngược dạ dày nhưng vẫn khỏe mạnh chơi đùa, bú đều và lên cân tốt thì mẹ không cần quá lo lắng.
Có khoảng 50% trẻ sơ sinh gặp phải hiện tượng này, đến 7 – 8 tháng tuổi khi con có thể tự ngồi được, hệ tiêu hóa cũng hoàn thiện hơn thì bé sẽ không còn bị trào ngược nữa.
Bé trào ngược dạ dày sinh lý thường là vô hại. Chỉ có số ít trường hợp nguy hiểm là do trẻ bị nghẹt thở vì hít phải phần thức ăn bị trào ra vào mũi hoặc trẻ bị sụt cân, chậm tăng cân do trào ngược dạ dày.
Trào ngược dạ dày bệnh lý
Trường hợp trẻ bị trào ngược dạ dày do các bệnh lý bẩm sinh ở dạ dày, thực quản, cơ co thắt dạ dày thực quản có vấn đề,… thì mẹ cần đưa bé đi điều trị để không xảy ra các biến chứng nguy hiểm sau này như tổn thương thực quản, thanh quản, barrett thực quản, bệnh lý vùng họng, răng miệng,…
Trào ngược dạ dày bệnh lý sẽ xảy ra thường xuyên hơn và kéo dài hơn. Nếu trẻ đã trên 1 tuổi vẫn hay bị ọc sữa, biếng ăn, hay bị khò khè,… thì có thể đó là trào ngược dạ dày do bệnh lý.
Xem thêm:
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa liên tục: Đừng chủ quan vì đó là biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
[Mới sinh] Tất tần tật những gì bố mẹ cần biết về dạ dày trẻ sơ sinh!
Cách ngăn ngừa trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Cách trị trào ngược dạ dày cho trẻ sơ sinh:
- Để bé bú trên ghế rung trẻ nhỏ (giống như nằm ghế bố của người lớn), ghế này giúp giữ bé nằm ở tư thế dốc 30 độ thay vì nằm ngửa nên sẽ hạn chế hiện tượng trào ngược dạ dày.
- Nên cho bé bú ngực bên trái trước do lúc này lượng sữa trong dạ dày còn ít nên bé có thể nằm nghiêng bên phải mà không bị trào ngược dạ dày
- Không cho bé bú khi con đang khóc vì bé có thể nuốt nhiều hơi, gây căng dạ dày
- Cho bé bú lượng vừa phải, tốt nhất nên cho bé bú ít hơn mức no một chút
- Khoảng cách giữa 2 lần bú nên cách nhau ít nhất 2 tiếng rưỡi và tối đa là 4 – 5 giờ
- Không trêu đùa bé, đè ép lên bụng bé hoặc cho bé tập lẫy khi vừa mới bú xong
- Bế bé lên ở tư thế thẳng đứng rồi vỗ ợ hơi cho bé sau khi con bú xong
Kết luận
Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp mẹ hiểu hơn về hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh. Thông thường trẻ sẽ tự khỏi bệnh khi lớn lên mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên trong một số trường hợp nghiêm trọng, trào ngược dạ dày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Khi đó, mẹ hãy đưa bé đi khám bác sĩ ngay để điều trị cho con nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!