X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Làm thế nào để giúp trẻ 2 tháng tuổi không còn bị trào ngược dạ dày?

Mất 7 phút để đọc
Làm thế nào để giúp trẻ 2 tháng tuổi không còn bị trào ngược dạ dày?

Trào ngược dạ dày ở trẻ em không có biến chứng thường sẽ tự khỏi khi thay đổi lối sống mà không cần điều trị.

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi thường có thể cải thiện bằng cách thay đổi cách cho ăn và vỗ ợ hơi. Tuy nhiên mẹ cần đưa bé đi khám sớm nếu bé có các biểu hiện như dưới đây.

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi là gì?

Hiện tượng trào ngược ở trẻ sơ sinh thường xảy ra khi thức ăn chảy ngược từ dạ dày lên thực quản, khiến bé bị trớ hoặc nôn ra. Hầu hết trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi đều bị trào ngược và sẽ tự động khỏi khi bé mới biết đi.

Tuy nhiên nếu sau 18 tháng tuổi, trẻ vẫn tiếp tục bị trào ngược thì đây có thể là dấu hiệu của một căn bệnh khác nghiêm trọng hơn, đó là trào ngược dạ dày thực quản.

Làm sao nhận biết trẻ bị trào ngược dạ dày? Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày rất đa dạng, tùy theo trào ngược dạ dày sinh lí hoặc bệnh lí mà triệu chứng sẽ khác nhau.

– Đối với trào ngược sinh lí, thường sẽ gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ sẽ trớ sữa nhiều lần trong ngày nhưng trẻ vẫn sinh hoạt bình thường, lên cân đều, không bị khò khè tái phát nhiều lần.

– Trào ngược bệnh lí thường xảy ra ở trẻ trên 1 tuổi, trẻ thường nôn trớ qua đường miệng hoặc cả mũi, giọng khàn, hơi thở khò khè trong lúc ngủ, thường xuyên quấy khóc, đêm ngủ không tròn giấc, biếng ăn, suy dinh dưỡng, hen phế quản, viêm phổi tái phát, chậm tăng cân.

Nguyên nhân của tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh sẽ có những nguyên nhân khác nhau, sau đây là một số nguyên nhân thường xuyên gặp của bệnh như :

  • Dạ dày của trẻ, đặc biệt là lứa tuổi sơ sinh phát triển chưa hoàn chỉnh với các đặc điểm: dạ dày nhỏ, nằm ngang ở vị trí cao hơn so với người lớn nên sữa và thức ăn dễ bị trào ngược.
  • Cơ thắt thực quản dưới bình thường sẽ đóng lại khi dạ dày co bóp nhưng ở trẻ hoạt động này chưa được hiệu quả nên thức ăn dễ trào ngược lên.
  • Trẻ nằm nhiều nên thức ăn ứ lại dạ dày khá lâu cũng dễ bị trào ngược lên thực quản.
  • Thức ăn của trẻ chủ yếu là các loại thức ăn lỏng, mềm nên dễ đi qua các khe hở.

Làm thế nào để giúp trẻ 2 tháng tuổi không còn bị trào ngược dạ dày?

Tình trạng này có nguy hiểm không?

Nhìn chung, trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nên cần chú ý nếu bé có những triệu chứng sau đây:

  • Tăng trưởng kém, không lên cân
  • Nôn mửa dữ dội, kèm theo co thắt cơ bụng mạnh
  • Trớ ra chất lỏng màu xanh lá cây hoặc vàng. Đôi khi là chất đặc giống như bã cà phê và có máu
  • Bé không chịu bú hoặc ăn uống
  • Có máu trong phân của bé
  • Bé khó thở hoặc ho lâu, dai dẳng
  • Bắt đầu nôn ói từ 6 tháng tuổi trở lên
  • Khó chịu, khóc quấy bất thường khi ăn hoặc ngay sau lúc ăn
  • Ợ nóng hoặc đau bụng
  • Bị chua miệng, đặc biệt là vào buổi sáng

trao-nguoc-da-day-o-tre-2-thang-tuoi

Ba mẹ nên làm gì để cải thiện chứng trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi

Theo bác sĩ Nam, trào ngược dạ dày ở trẻ em không có biến chứng thường sẽ tự khỏi khi thay đổi lối sống mà không cần điều trị. Mẹ cần chia nhỏ cử ăn của trẻ, nên đặt trẻ nằm với tư thế đầu cao hơn với mặt giường khoảng 30 độ sau bú hoặc hạn chế nằm ngay sau ăn đối với trẻ lớn. Cần hạn chế các thức ăn có vị chua, cay, cà phê, chocolate… vì sẽ làm triệu chứng trào ngược nặng nề thêm. Nếu tình trạng kéo dài, mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.

Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thường xảy ra hiện tượng nôn trớ khoảng 15 phút sau bữa ăn hay bú. Việc nôn trớ làm bé bị đau cuống họng, nuốt khó khăn khiến bé không muốn ăn, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và sự hấp thu chất dinh dưỡng.

Chính vì vậy ba mẹ nên lưu ý đến cách cho bé ăn cũng như thay đổi một số thói quen sau bữa ăn của bé, giúp con không còn gặp phải khó chịu về tình trạng này.

Với trẻ bú mẹ

Nên để trẻ bú đúng tư thế, tránh nằm bú, đảm bảo đúng chiều thức ăn đi xuống dạ dày của trẻ, tránh gây sặc cho trẻ. Nên chia nhỏ cữ bú tránh bé bú quá no.

trao-nguoc-da-day-o-tre-2-thang-tuoi

Trường hợp  trẻ bú bình

Mẹ cần để đầu núm vú bình sữa luôn đầy, không để bình sữa nằm nghiêng. Khi cho bé bú nên để đầu của bé cao hơn trong 15 – 20 phút, vỗ lưng cho bé ợ hơi sau đó mới đặt bé nằm nghiêng bên trái và kê gối hơi cao.

Vỗ ợ hơi cho bé

Về tư thế để vỗ ợ hơi cho bé thì có 3 cách. Mẹ cần bế đúng tư thế thì mới giúp bé ợ hơi dễ và trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng mới hết được.

Ợ hơi cho bé kiểu ngồi

Để bé ngồi vào trong lòng bạn, lấy 2 đầu ngón tay trỏ và tay cái tạo thành hình chữ V và đỡ dưới cằm trẻ. Sau đó khum tay lại và vỗ lưng cho bé.

Làm thế nào để giúp trẻ 2 tháng tuổi không còn bị trào ngược dạ dày?

 Ợ hơi kiểu nằm

Để em bé nằm úp trên đùi bạn, 1 tay vòng dưới nách bé và giữ đầu cao hơn lưng. Rồi khum tay lại và vỗ lưng ợ hơi cho bé.

Cách vỗ ợ hơi kiểu vác để chữa trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng

Bế vé bác trên vai, để cằm tỳ vào vai làm điểm tựa cho bé, rồi khum tay vỗ từ sau lưng.

Lưu ý là trung bình sau mỗi cữ bú mẹ bế vác và xoa + vỗ cho bé 15-20p, trong đó 10p đầu xoa lưng, 2-3p sau vỗ nhẹ đều, và đoạn cuối thì chỉ bế vác.

Nếu mẹ đã áp dụng tất cả các cách nhưng tình trạng trào ngược của trẻ vẫn không cải thiện thì mẹ nên đưa bé đi khám để được tư vấn hướng điều trị phù hợp.

Câu chuyện từ đối tác
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng

Xem thêm:

  • Trẻ 2 tháng tuổi – Mẹ có biết con sẽ có nhu cầu nói chuyện nhiều hơn?
  • Đừng xem thường việc bé 2 tháng tuổi 4 ngày không ị
  • Bé 2 tháng tuổi biết làm những gì? Mẹ cần đưa con đi khám trong trường hợp nào?

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Minh Hương

Được chỉnh sửa bởi:

Bác Sĩ Vũ Nhật Nam

  • Home
  • /
  • Giai đoạn phát triển
  • /
  • Làm thế nào để giúp trẻ 2 tháng tuổi không còn bị trào ngược dạ dày?
Chia sẻ:
  • Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

    Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

  • Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

    Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

  • Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

    Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

  • Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

    Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

  • Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

    Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

  • Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

    Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it