Bất cứ bố mẹ nào cũng mong muốn con mình khỏe mạnh. Những năm tháng đầu đời, bất cứ sự “bất thường” nào của con cũng khiến bố mẹ nhấp nhổm không yên. Trẻ sơ sinh hay nôn trớ cũng là một trong những sự “bất thường” đó. Đây là tình trạng khá phổ biến nhưng dễ khiến mẹ lo lắng nếu chưa từng tìm hiểu qua.
Dấu hiệu nôn trớ ở trẻ
Dạ dày co bóp kết hợp với cơ thành bụng co thắt, đẩy các chất ra ngoài dẫn đến hiện tượng nôn. Trong khi đó, trớ được định nghĩa là sự di chuyển của chất trào ngược từ dạ dày qua hầu họng lên miệng ra ngoài số lượng ít.
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, rất thường xuyên bị nôn trớ. Mẹ có thể đoán trước tình trạng nôn trớ ở trẻ nếu tinh ý thấy con mình:
- Trào ra thức ăn ở cả miệng và mũi sau khi ăn
- Khóc thét rồi lịm do hít lại dịch gây khó thở
- Miệng và mũi có sữa
Thông thường, tình trạng trẻ sơ sinh hay nôn trớ sẽ chấm dứt khi bé được 4 tháng tuổi. Một số bé lâu hơn, sẽ còn nôn trớ đến 7 tháng mới hết.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay nôn trớ
Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này, phổ biến là:
- Chế độ ăn uống chưa hợp lý. Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh rất non nớt. Nếu mẹ cho bú quá nhiều hoặc quá ít, bé có thể tiêu hóa kém và bị nôn trớ.
- Mùi vị các loại thức ăn không thích hợp
- Mẹ cho bé bú không đúng tư thế
- Bé nằm ngay sau khi ăn no
- Mặc quần áo chật hay bị quấn tã, bỉm quá chật
- Nôn trớ bệnh lí:kèm theo bụng chướng, đau bụng quằn quại, nôn và co giật.
- Hệ tiêu hóa có vấn đề. Hoặc có dấu hiệu tắc ruột, xoắn ruột, teo ruột, hẹp phì đại môn vị
Trẻ sơ sinh hay nôn trớ và giật mình trong lúc ngủ hay mỗi lúc vặn mình. Bé bị thiếu canxi cũng có những dấu hiệu tương tự. Mẹ cần kiểm tra lại thực đơn bữa ăn xem bé đã đủ dinh dưỡng chưa để bổ sung kịp thời.
Bật mí 5 mẹo hạn chế tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Chia thành nhiều bữa nhỏ
Dạ dày của bé khá nhỏ. Hệ tiêu hóa cũng không làm việc tốt như người lớn. Thay vì cho bé bú quá no, mẹ có thể cho bé bú thành nhiều cữ. Mỗi cữ chỉ cho bé bú vừa đủ.
Lượng sữa vừa với dung tích dạ dày sẽ khiến bụng bé dễ chịu hơn. Sữa cũng được tiêu hóa nhanh hơn, hấp thụ đầy đủ hơn.
Cho con bú đúng cách
Miệng của bé sơ sinh khá nhỏ, chỉ vừa một ngụm sữa. Nếu sữa mẹ nhiều hơn lượng sữa bé có thể nuốt mỗi lần bú, thức ăn trong dạ dày sẽ trào ngược lên. Còn với bé bú bình cũng vậy. Nếu bú không đúng cách, bé sẽ hút đồng thời vừa sữa vừa khí thừa vào dạ dày. Quá trình tiêu hóa sẽ chậm lại. Chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể không đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết.
Mẹ nên cho bé bú từ từ. Nếu bé bú bình, mẹ nên giữ bình sữa nghiêng 45 độ. Tuyệt đối không cho bé nằm ngay khi vừa bú no, tránh bị đầy bụng.
Cho bé ngủ đúng tư thế để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh hay nôn trớ
Ngủ đúng tư thế giúp bé hạn chế nguy cơ bị nôn trớ. Tư thế bé nằm ngủ đúng sẽ là để đầu nằm của bé lên cao một góc 30 độ. Đây là “độ nghiêng vàng” giúp thức ăn trong dạ dày “ngoan ngoãn” nằm im, trong trào ngược lên.
Tăng cường thực phẩm chứa canxi
Canxi là dưỡng chất quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của bé. Canxi tham gia vào quá trình co bóp của cơ tim và là chất dẫn truyền thần kinh.
Nhu cầu canxi của trẻ sơ sinh là 200mg/ngày. Trẻ sơ sinh thuộc nhóm có nguy cơ cao thiếu canxi bởi trong giai đoạn bú mẹ hoàn toàn. Do đó, mẹ cần bổ sung canxi để cung cấp cho chính mình và con.
Thực phẩm có nhiều canxi là rau cải ngọt, rau dền, cá chạch, đậu phụ, mè (vừng), sữa, …
Tránh xa khói thuốc
Khói thuốc đối với người lớn đã rất độc hại, đối với trẻ nhỏ càng nguy hiểm hơn. Sức đề kháng yếu, tiếp xúc với khói thuốc khiến dạ dày bé tiết axit nhiều hơn.
Ngoài ra, mẹ có thể cho con mặc càng thoáng càng tốt để tránh thành bụng và dạ dày bị chèn ép, dễ dồn nén.
Nếu đã thử hết những cách trên, bé vẫn không có dấu hiệu giảm bớt, mẹ nên đưa bé đi thăm khám.
Trẻ sơ sinh hay nôn trớ là hiện tượng xảy ra rất phổ biến. Mẹ đừng hoang mang hay lo lắng quá mức. Duy trì 5 mẹo trên sẽ giúp mẹ hạn chế tình trạng nôn trớ ở con yêu hiệu quả.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!