Bé mới sinh thường đi ngoài “xì xoẹt” với phân lỏng cùng chứng sôi bụng kéo dài khiến nhiều mẹ lo lắng. Vậy bé bị sôi bụng và đi ngoài có phải là dấu hiệu của bệnh đường ruột? Có cách nào để trị dứt điểm tình trạng này?
Nguyên nhân nào khiến trẻ bị sôi bụng và đi ngoài?
Trẻ sau khi sinh được từ 3 -18 tuần thì dễ gặp chứng sôi bụng. Theo thống kê, có khoảng 30% trẻ bị sôi bụng. Do đó, mẹ không cần phải quá lo lắng khi con gặp hiện tượng sôi bụng và đi ngoài.
Một số nguyên nhân chính gây nên hiện tượng trẻ bị sôi bụng là:
- Nếu trẻ uống sữa công thức thì là do chưa kịp thích nghi với mùi sữa. Bên cạnh đó, mẹ pha chế và bảo quản sữa không đúng cách, chưa hợp vệ sinh nên trẻ bị sôi bụng và đi ngoài.
- Nhiều trẻ bú bình lại chưa quen nên thường nuốt vả không khí vào bụng và gây nên hiện tượng đầy hơi.
- Con không hấp thu được lactose thường có nhiều trong các loại sữa công thức. Hoặc các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai… Khi trẻ thiếu lactose có thể do bẩm sinh ko hấp thu được hoặc do trẻ bị rối loạn tiêu hóa ngay khi còn nhỏ.
- Với bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ thì nguyên nhân có thể do mẹ ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu…
Những dấu hiệu giúp mẹ nhận biết bé bị sôi bụng và đi ngoài
Mẹ có thể dễ dàng nhận biết các dấu hiệu bất thường của bé bị sôi bụng và đi ngoài. Vì khi trẻ tiếp xúc với thức ăn thì các cơ quan ruột non và ruột già hoạt động liên tục. Từ đó, các các chất bẩn được đào thải ra bên ngoài và tạo nên những tiếng ùng ục trong bụng trẻ. Bên cạnh đó, ruột có nhiều nếp gấp nên và có một lượng khí ở lại và gây nên hiện tượng sôi bụng ở trẻ.
Tình trạng này của trẻ được xem là rất bình thường. Nhưng đôi khi lại tạo cho bé cảm giác khó chịu. Đặc biệt vào ban đêm bé thường quấy khóc, ọc sữa và đi ngoài nhiều.
Dấu hiệu nhận biết có thể là trẻ ọc sữa, quấy khóc và đi ngoài nhiều hơn
Mách mẹ cách trị trẻ bị sôi dụng đi ngoài dứt điểm giúp con ăn ngon tăng cân đều đều
Mẹ cần thay đổi chế độ ăn cho phù hợp
Để hạn chế được tình trạng này, tốt nhất mẹ nên thay đổi, điều chỉnh chế độ ăn uống:
- Mẹ hạn chế ăn các thực phẩm sinh nhiều hơi như quýt, bắp cải, cà chua hay cam; nói không với các thực phẩm đồ chiên rán, đồ cay nóng, đồ chế biến sẵn.
- Nếu có thể mẹ hãy cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên không đủ sức dung nạp đường lactose.
Mẹ thấy trẻ bị sôi bụng thì cần thay đổi tư thế bú bằng cách đặt đầu con lên vai. Nhớ kết hợp vỗ nhẹ hay để con nằm ngừa trên giường cùng gập đầu gối và di chuyển mẹ nhé.
Mẹ nên thay đổi chế độ ăn sao cho hợp lý
Cắt giảm thực phẩm chứa lactose
Lactose là nguyên nhân trẻ bị sôi bụng đi ngoài, tiêu chảy vì cơ thể không tiêu hóa được. Mẹ nên hạn chế cho con ăn các thực phẩm chứa lactose, trẻ sẽ tránh sôi bụng, đi ngoài. Đồng thời, mẹ cắt giảm khẩu phần ăn sữa và cho bé ăn dần dần để cơ thể có thể tự sản sinh ra men tiêu hóa đường lactose.
Với nhiều trẻ nhạy cảm với sữa thì mẹ cho con ăn thêm một số thực phẩm có canxi như tôm, cua, ốc, cá hồi, rau xanh… để phát triển hệ xương và răng tốt. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể thường xuyên massage bụng để con tiêu hóa tốt hơn.
Mẹ cắt khẩu phần ăn sữa công thức cho con dần dần và để cơ thể tự sản sinh ra men tiêu hóa đường lactose
Đến gặp bác sĩ
Mẹ có thể đưa con tới bệnh viện để nghe bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị sôi bụng đi ngoài. Từ đó, mẹ sẽ có một chế độ dinh dưỡng phù hợp hơn cho cả hai mẹ con.
Chú ý, nếu mẹ thấy trẻ có biểu hiện sôi bụng, đầy hơi, quấy khóc, tiêu chảy và biếng ăn thì phải đưa con đi khám ngay. Những trường hợp này mẹ chớ có chủ quan cho con ở nhà có thể gặp nhiều biến chứng xấu.
Mong rằng với thông tin ở trên, mẹ hiểu rõ về tình trạng bé bị sôi bụng và đi ngoài. Mẹ chú ý quan sát con có triệu chứng bất thường thì đưa ngay đến cơ cở y tế. Chúc bé mau khỏi bệnh.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!