Trẻ sơ sinh sôi bụng là hiện tượng phổ biến thường xảy ra trong 3 tháng đầu đời, khi hệ tiêu hóa của bé vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Ba mẹ nên nắm vững các dấu hiệu và cách giúp trẻ mau hết khó chịu vì tình trạng này.
Các dấu hiệu của tình trạng trẻ sơ sinh sôi bụng
Bé sơ sinh còn nhỏ với hệ tiêu hóa non nớt thường dễ bị mắc các bệnh đường tiêu hóa hơn người lớn rất nhiều. Điều này một mặt có thể giúp kích thích hệ miễn dịch cho trẻ, nhưng mặt khác, nếu không được điều trị kịp thời, nhiều bệnh có thể khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn bỏ ngủ, dẫn đến sút cân. Một trong những tình trạng thường gặp phổ biến là sôi bụng ở trẻ sơ sinh.
Theo thống kê, có khoảng 30% trẻ sơ sinh gặp phải chứng sôi bụng, đầy hơi và tình trạng trẻ sôi bụng thường gặp ở giai đoạn từ 3 đến 18 tuần tuổi. Để hiểu rõ cách xử lý và điều trị cho bé, trước tiên ba mẹ cần phân biệt được các triệu chứng của hiện tượng sôi bụng với những khó chịu khác của trẻ như sau:
- Bé quấy khóc, bỏ bú mẹ, thường bị nôn hay bị ọc sữa ra ngoài cũng là triệu chứng bé đang bị sôi bụng, khó chịu
- Trẻ quấy khóc nhiều vào ban đêm
- Ngoài ra, bé cũng bị tiêu chảy nhẹ hoặc nặng khi bị sôi bụng
Ba mẹ nên làm gì khi con bị sôi bụng?
Theo Bác sĩ CK1. Nguyễn Thị Từ Anh, khoa Sơ sinh – BV Từ Dũ cho biết, bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức bị sôi bụng là hiện tượng bình thường và phổ biến, ba mẹ không nên quá lo lắng. Nếu ba mẹ kịp thời nhận ra các dấu hiệu con bị sôi bụng, từ đó điều chỉnh một số thói quen sau bữa ăn của trẻ, kết hợp cho trẻ vận động nhiều thì có thể cải thiện được tình trạng khó chịu này.
4 bước giúp ba mẹ cải thiện tình trạng bé sơ sinh bị sôi bụng
Luôn luôn vỗ ợ hơi cho bé sau bữa ăn
Bé sơ sinh bị sôi bụng, sữa trào ngược lên thực quản sau bú thường hay nằm uốn éo. Ba mẹ nên học cách vỗ ợ hơi và thực hiện như một thói quen không thể thiếu để giúp bé dễ chịu hơn.
Cách làm:
- Bế vác đứng bé 30 phút sau bú, khi nằm kê khăn lông dưới lưng và đầu để cho bé nằm dốc khoảng 30 độ
- Hoặc mẹ có thể đặt một chiếc khăn sạch lên đùi, cho bé ngồi dựa vào người mẹ, đầu bé tựa vào vai, thân bé áp vào ngực mẹ. Một tay mẹ giữ đầu và ngực bé, một tay mẹ xoa lưng theo hình tròn hoặc chụm bàn tay vỗ nhẹ từ dưới lên. Mẹ cho bé ngồi hơi nghiêng về trước để quá trình ợ hơi được dễ dàng hơn.
Lưu ý khi vỗ lưng cho con, ba mẹ mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng, việc vỗ lưng mạnh sẽ làm trẻ sợ và cũng không làm tăng hiệu quả đẩy hơi trong dạ dày trẻ thoát ra ngoài.
Bổ sung vitamin D3 cho trẻ
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc một phần, cũng như trẻ em và thanh thiếu niên tiêu thụ ít hơn 01 lít sữa bổ sung vitamin D/ngày thì nên bổ sung thêm 400 IU vitamin D mỗi ngày.
Bổ sung bitamin D3 cho trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp cải thiện chức năng các hệ cơ, tăng cường miễn dịch, nhờ đó trẻ cũng ít bị các bệnh về đường tiêu hóa hơn.
Mẹ cho bé bú cần tránh một số thực phẩm khi trẻ sơ sinh sôi bụng
Bé bú sữa mẹ có thể bị sôi bụng, tiêu phân hơi loãng, xì hơi nhiều nếu mẹ ăn những thực phẩm sinh hơi nhiều như khoai, bắp cải, đậu, …. Nếu bé vẫn bú tốt, không quấy khóc, phân không lẫn máu, đi ít hơn 10 lần/ngày, lượng phân không nhiều thì mẹ chỉ cần ngưng các thực phẩm sinh hơi, cho bé bú nhiều lần hơn để không bị mất nước.
Ngoài ra, nếu trẻ bị sôi bụng cùng với có những biểu hiện bất thường như tiêu chảy quá nhiều, đi ngoài ra máu, quấy khóc không ngừng, … thì ba mẹ cần đưa bé đi khám để tìm ra cách điều trị phù hợp.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!