Để học cách chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh, mẹ cần tìm ra nguyên nhân làm con sôi bụng. Hãy điều chỉnh lại chế độ ăn uống, xem lại cách cho con bú và kiểm tra xem liệu bé có bất dung nạp latose trong sữa hay không.
Đây là những nội dung trong bài viết này:
- Cách chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh
- Phòng ngừa sôi bụng ở trẻ
Mách mẹ cách chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh
Sôi bụng, đầy hơi có thể không gây ra những vấn đề quá nguy hiểm nhưng nếu tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh. Vì vậy mẹ hãy thử áp dụng 1 trong các cách chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh để sớm khắc phục vấn đề này.
Đảm bảo chất lượng nguồn sữa mẹ
Cách điều trị sôi bụng ở trẻ sơ sinh và nôn trớ, trong quá trình nuôi con bú, mẹ nên giữ gìn chất lượng nguồn sữa bằng cách:
- Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, hợp lý
- Mẹ nên ăn uống đa dạng, chọn các loại thực phẩm tươi, sạch, nhiều dưỡng chất, không nên kiêng khem quá mức nhưng cần tuyệt đối tránh các loại thực phẩm nhiều gia vị, dầu mỡ đồ uống có gas, có cồn…
- 1 số thực phẩm khó tiêu sẽ khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng như cà chua, cam, quýt, cải bắp, súp lơ, các sản phẩm từ đậu nành nên được cắt giảm và thay thế bằng rau xanh và trái cây cùng các chất đạm, béo cân bằng. Mẹ cũng đừng quên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhé!
-
Mẹ ăn nhiều đồ ăn cay nóng làm trẻ dễ sôi bụng (Nguồn ảnh: unsplash)
Massage bụng cho bé: Mẹo chữa sôi bụng cho trẻ sơ sinh
Khi trẻ bị sôi bụng tức là đường ruột của con đang có vấn đề. Do đó cách trị chứng sôi bụng ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể massage bụng để cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa bằng cách dùng ngón trỏ và ngón cái massage nhẹ nhàng từ rốn ra ngoài theo chiều kim đồng hồ. Động tác nên nhẹ nhàng, thực hiện sau khi trẻ bú 30 phút kết hợp cùng động tác co duỗi 2 chân sẽ giúp kích thích tiêu hóa, đẩy khí thừa trong bụng ra ngoài làm trẻ xì hơi và con sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Chọn tư thế bú đúng và an toàn
Để tránh con nuốt phải nhiều hơi, mẹ cần chọn tư thế cho bú đúng bằng cách để đầu bé cao hơn dạ dày đồng thời nghiêng người vào trong lòng mẹ. Với trẻ bú bình thì cần cầm bình nghiêng khoảng 45 độ sao cho sữa luôn đầy núm ti. Mẹ cũng nên chọn loại bình có thiết kế van thoát hơi để bé không bị nuốt phải khí khi bú.
-
Cho bé bú đúng tư thế (Nguồn ảnh: BV Hồng Ngọc)
Sau mỗi cữ ăn, mẹ nên vỗ ợ hơi cho bé để đẩy lượng khí thừa ra ngoài, giúp giảm triệu chứng chướng hơi, sôi bụng và hạn chế tình trạng ọc sữa sau khi bú ở trẻ.
Thận trọng khi chọn các loại sữa công thức
Với những bé đang dùng sữa công thức nhất là bé uống sữa bột hoàn toàn mẹ nên xem xét kĩ thành phần dinh dưỡng có ghi trên nhãn mác của sản phầm và lựa chọn loại sữa có tính mát, nhiều chất xơ và có chứa ít đường lactose để cơ thể trẻ dễ hấp thu hơn. Ngoài ra, những mẹ có quá nhiều sữa có thể vắt bỏ bớt lượng sữa đầu tiên của mình trước khi cho trẻ bú vì nó có chứa nhiều lactose, dễ bị chua, không có lợi cho hệ tiêu hóa của bé.
Giữ vệ sinh sạch sẽ khi cho trẻ bú
Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa còn non nớt nên luôn cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ bầu ngực, núm vú và 2 tay mẹ khi cho con bú. Trường hợp bé uống sữa bột, mẹ cần tìm hiểu cách pha chế đúng công thức cũng như rửa sạch, tiệt trùng thật kĩ dụng cụ pha chế, bình sữa, núm ti cả trước và sau khi cho trẻ bú.
Mẹ lưu ý không rót nước vào bình sữa quá mạnh vì sẽ sản sinh bọt khí mà chỉ nên khuấy nhẹ khi pha. Sau khi pha xong, dựng đứng bình và để sữa nghỉ 5–10 phút nhằm đủ thời gian cho bọt khí tan. Điều này giúp bé yêu tránh được hiện tượng sôi bụng, khó chịu.
-
Sôi bụng làm bé quấy khóc khó chịu (Nguồn ảnh: vinmec)
Làm sao khi bé dưới 5-6 tháng và vẫn chưa ăn dặm bị sôi bụng và nôn trớ?
- Mẹ có thể đổi loại sữa cho bé (nếu bé đang ăn sữa công thức).
- Đối với những trẻ sơ sinh bị sôi bụng và ọc sữa mà bé không thể hấp thụ được đường Lactose thì mẹ nên cắt giảm khẩu phần sữa cà cho trẻ ăn từ từ các loại sữa có thành phần đường phức hợp để cơ thể con tự sản sinh ra men tiêu hóa đường Lactose.
- Mẹ cho bé bú cần kiêng các loại thực phẩm có thể khiến con bị sôi bụng như bắp cải, nước ngọt có ga, đồ muối chua, …
- Đừng quên vỗ ợ hơi cho bé sau khoảng 30 phút của bữa ăn
- Áp dụng các động tác mát-xa, các bài tập vận động như đạp xe đạp, giúp giúp bé tống đẩy không khí dư thừa ra ngoài rất tốt.
- Vỗ ợ hơi cho bé sau khi ăn (Nguồn ảnh: vinmec)
Phòng ngừa sôi bụng ở trẻ sơ sinh
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thu Hậu – Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP Hồ Chí Minh chia sẻ:
- Nếu bé bị sôi bụng mà vẫn ăn ngủ bình thường, không quấy khóc thì mẹ có thể yên tâm, tình trạng này sẽ sớm chấm dứt. Trong trường hợp trẻ sôi bụng, đầy hơi, bỏ bú, quấy khóc thì mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để nâng cao hệ miễn dịch cho bé, sau khi cho bé bú mẹ nhớ vỗ ợ hơi cho bé.
- Điều chỉnh chế độ ăn của mẹ, hạn chế dầu mỡ, thực phẩm có tính nóng, ăn nhiều rau củ quả và bổ sung đủ nước
- Nếu bắt buộc phải dùng sữa công thức thì nên tìm hiểu kỹ thành phần và hướng dẫn sử dụng trước khi cho bé dùng.
Phần lớn các trường hợp trẻ sơ sinh bị sôi bụng đều được cải thiện đáng kể sau 1 vài ngày khi mẹ chăm sóc đúng cách và có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài hoặc có những dấu hiệu sức khỏe khác, mẹ nên đưa bé đi khám nhé.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!