Khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ, mẹ cần có cách giúp chăm sóc bé phù hợp để giúp bé không bị mất nước và ảnh hưởng đến đường hô hấp cũng như giấc ngủ của trẻ.
Trẻ sơ sinh bị nôn trớ thường do những nguyên nhân nào?
Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ bị nôn trớ hơn người lớn là do hình dạng dạ dày của các bé vấn chưa phát triển hoàn thiện. Dạ dày của trẻ sơ sinh vẫn còn nhỏ, thẳng chứ chưa có độ cong như dạ dày của người lớn.
Phần cơ ở cửa của dạ dày (tâm vị) còn khá yếu. Chính vì thế mà khi dạ dày hoạt động, chỉ cần một kích thích nhỏ cũng đủ để gây nên hiện tượng trào ngược ở trẻ nhỏ.
Nếu thấy con bị ợ hơi và nôn trớ ra sữa sau khi bú do phần bụng của bé bị chèn ép thì mẹ không cần quá lo lắng. Chỉ cần con vẫn vui vẻ và luôn tăng cân đều đặn thì dù bé bị trớ sữa nhiều lần vẫn không có vấn đề gì.
Nhưng nếu sau khi bú, bé xuất hiện tình trạng nôn vọt và nôn mửa kéo dài, khiến bé trở nên mệt mỏi, đi kèm với triệu chứng tiêu chảy và bị sốt thì mẹ cần nhanh chóng đưa con đi khám.
Nếu thấy con nôn ra dịch màu xanh thì đây là dấu hiệu có lẫn dịch mật trong chất nôn của con bạn. Lúc này mẹ nên cho chất nôn vào túi ni lông và mang theo khi đưa con đi khám.
Trường hợp bé bị nôn ói sau khi va đập nặng ở phần đầu hay phần lưng thì đây là dấu hiệu cho thấy bé đang gặp nguy hiểm. Những thông tin như số lần nôn hay lượng nôn rất cần thiết để chẩn đoán chính xác tình trạng của trẻ. Do đó, mẹ cần ghi lại các thông tin quan trọng này.
Trong trường hợp bé bị nôn trớ kèm theo sốt thì rất có thể bé có khả năng mắc viêm màng não, viêm não cấp tính, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm.
Còn nếu con bị nôn trớ không kèm theo sốt thì có khả năng trẻ bị mắc bệnh hẹp đại môn vị bẩm sinh, chứng lồng ruột, dị ứng thực phẩm hay có vấn đề gì bất thường ở não.
Đặc biệt nếu con nôn trớ, sốt quá cao, ý thức trở nên mơ hồ đồng thời đi ngoài ra máu tươi thì cần đưa bé đi bệnh viện ngay lập tức.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nôn
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh nôn trớ tốt nhất dành cho mẹ
Trong trường hợp con chỉ bị nôn trớ nhẹ và chưa cần thiết phải đi bệnh viện, mẹ nên nhanh chóng thực hiện các biện pháp giúp bé ổn định và cảm thấy dễ chịu hơn.
Sau khi bé nôn trớ, mẹ cần lau rửa sạch chất nôn còn sót trong miệng cũng như lau mặt sạch sẽ cho bé.
Mẹ cần nới lỏng quần áo của bé ra để tránh quần áo bó chặt lấy người bé. Vào lúc này, mẹ nên bế đứng con lên và nhẹ nhàng xoa lưng cho trẻ.
Nếu quần áo của bé bị bẩn vì chất nôn, để tránh cảm nhiễm, mẹ cần thay ngay quần áo cho bé và đem đi giặt sạch.
Một điều cần chú ý khác khi trẻ nhỏ bị nôn trớ là tư thế ngủ. Các chất nôn có thể tắc lại trong cổ họng của trẻ nhỏ và gây nên tình trạng khò khè, khó thở. Do đó, nếu con vẫn thấy buồn nôn, mẹ không nên đặt bé nằm ngửa mà cần đặt bé nằm nghiêng và luôn phải ngồi bên cạnh bé để theo dõi nhịp thở trong lúc con ngủ.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nôn trớ
Cần bổ sung nước (hoặc chất lỏng) đúng cách khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ
Bổ sung đủ nước cho trẻ để tránh tình trạng mất nước. Giống như khi bị tiêu chảy, nôn trớ nhiều lần cũng có thể khiến bé dễ bị mất nước. Vì thế mẹ cần bổ sung nước cho con sau khi bé đã ổn định trở lại.
Trường hợp đã đưa bé đi bệnh viện khám thì mẹ cần bỏ sung nước cho bé theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt trẻ sơ sinh chủ yếu hấp thu lượng nước cần thiết có từ sữa mà con ăn hàng ngày. Do đó, mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ về những điều cần chú ý khi cho con bú. Ví dụ như nên cho bé bú vào thời điểm nào và nên phân chia liều lượng sữa bao nhiêu một bữa là hợp lý.
Nếu bé còn chưa bắt đầu ăn dặm thì nên bổ sung nước đun sôi để nguội, đảm bảo diệt khuẩn.
Còn nếu bé đã bắt đầu ăn dặm thì mẹ có thể cho con uống trà lúa mạch loãng hoặc các đồ uống có chứa chất điện giải dành cho trẻ nhỏ, giúp bé hấp thu các chất khoáng tốt hơn.
Các loại nước ép hoa quả như nước cam hay những loại đồ uống có vị chua sẽ khiến trẻ dễ cảm thấy buồn nôn hơn. Vì vậy, mẹ cần tránh cho bé uống các thức uống này khi bé có dấu hiệu nôn trớ.
Khi cho con uống nước, hay chia ra làm nhiều lần nhỏ. Mỗi lần uống xong mẹ hãy cho bé nghỉ dừng tầm 5 phút để theo dõi tình hình xem bé có nôn trớ tiếp hay không.
Mẹ cũng không cần ép bé ăn vào thời điểm con có các cơn nôn trớ. Thay vào đó hãy chú trọng các món ăn dễ tiêu như cháo hoặc súp.
Ngoài ra, mẹ cần tham khảo số lần đi vệ sinh của con khi muốn kiểm tra xem bé có bị mất nước không để bổ sung lượng nước kịp thời cho bé.
Những kĩ năng cơ bản nói trên sẽ giúp cho mẹ phần nào không còn lúng túng mỗi khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ.
Theo Family Academy
Xem thêm bài liên quan:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!