Trẻ không chịu ngủ trưa và ngủ rất nhiều vào ban đêm có bình thường không? Gần đây, cô bé 13 tháng tuổi của bạn đã bỏ qua những giấc ngủ ngắn vào ban ngày và ngủ rất lâu vào ban đêm. Đây có phải là một giấc ngủ bình thường của trẻ ở giai đoạn này và nó sẽ kéo dài trong bao lâu?
Hầu hết trẻ mới biết đi vẫn ngủ trưa. Vì vậy tổng thời gian ngủ của bé được phân chia giữa một cử ngủ dài ban đêm và 1-2 giấc ngủ ngắn trong ngày.
Tầm quan trọng giấc ngủ trưa của bé
Từ khi chào đời, ngoài giấc ngủ chính vào buổi tối thì trẻ nhỏ ngủ trưa cũng khá nhiều. Những lợi ích khi trẻ ngủ trưa bao gồm:
- Tăng khả năng sáng tạo ở trẻ và bộ não ghi nhớ dữ liệu tốt hơn.
- Có nhiều năng lượng hoạt động và tăng cường hệ miễn dịch.
- Giúp quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, tạo điều kiện tăng trưởng về chiều cao, cân nặng của bé.
- Khả năng xử lý , kết hợp và sắp xếp thông tin trong não bộ nhanh nhạy hơn ở những tình huống khác nhau.
Như thế nào là trẻ không chịu ngủ trưa?
Ví dụ, vào lúc 13 tháng tuổi, hầu hết trẻ mới biết đi có tổng thời gian ngủ trong ngày khoảng 14 tiếng, bao gồm:
- 11 tiếng ngủ trong đêm
- 1-1,5 tiếng mỗi giấc ngủ trưa trong ngày; và bé sẽ ngủ từ 1-2 lần
Nếu bé ngủ đủ giấc khoảng 14 tiếng trong đêm, khả năng cao bé sẽ bỏ qua những giấc ngủ trưa ngắn trong ngày. Và đây không phải là một ý kiến hay.
Sự chuyển đổi những giấc ngủ trưa ở trẻ
Một vấn đề phổ biến ở độ tuổi này là khi một đứa trẻ bắt đầu chuyển từ 2 giấc ngủ trưa trong ngày thành 1 giấc.
Mặc dù điều này thường không xảy ra cho đến khi bé 18 tháng tuổi, nhưng một số trẻ không chịu ngủ trưa ngay khi chỉ mới 9-12 tháng. Và khi trẻ không chịu ngủ trưa, bé có thể rất mệt mỏi và quấy khóc vào buổi chiều đến nỗi cuối cùng bé bỏ qua luôn giấc ngủ ban chiều. Trong tình huống này, đến khi trời chập tối, bé sẽ rất mệt mỏi và sẽ ngủ nhiều hơn vào ban đêm.
Khi trẻ không chịu ngủ trưa
Nếu con yêu 13 tháng tuổi của bạn đang có xu hướng ngủ nhiều hơn mức trung bình, các mẹ có thể đến gặp bác sĩ nhi khoa để đảm bảo rằng bé không bị bệnh và hoàn toàn bình thường.
Có thể đây chỉ là một giai đoạn ngắn hoặc bé vừa mới có một thay đổi nào đó trong sự phát triển. Nhưng để chắc chắn an toàn cho bé và mẹ đỡ lo, mẹ lúc nào cũng có thể troa đổi với bác sĩ nhi khoa của bé khi con yêu có sự đổi lớn trong thói quen.
Và hãy nhớ rằng trẻ em thường tiếp tục những giấc ngủ trưa trong ngày cho đến khi chúng được khoảng 3 đến 5 tuổi.
Những vấn đề khiến trẻ không chịu ngủ trưa
Thực tế cho thấy, trẻ mới biết đi hay trẻ mới đi mẫu giáo thường gặp những vấn đề về giấc ngủ trưa. Khoảng thời gian bé chập chững đi rút ngắn chỉ còn 1 giấc ngủ trưa thay vì 2 và bé đi mẫu giáo không chịu ngủ trưa là vô cùng khó khăn cho mẹ. Cho đến khi tình trạng này được khắc phục và bé quen với thời khoá biểu ngủ mới thì trẻ có thể bị thiếu ngủ một chút.
Mẹ hãy luôn nhớ rằng chỉ vì trẻ không chịu ngủ trưa, điều này không có nghĩa là giấc ngủ trưa không quan trọng với bé.
Bí quyết khắc phục tình trạng này
- Có một thời gian biểu phù hợp cho giấc ngủ trưa và phải vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Và mẹ nên điều chỉnh thời gian trong ngày của bản thân phù hợp với giờ ngủ trưa của bé; chứ không phải ngược lại.
- Dù trẻ không chịu ngủ trưa, mẹ cũng phải đặt bé xuống giường vào đúng giờ quy định để trẻ hình thành thói quen mỗi ngày.
- Nên có một khoảng thời gian yên tĩnh trước khi giấc ngủ bắt đầu để con bạn không quá mải mê vui chơi.
- Cân nhắc việc cho bé ngủ trưa sớm hơn một chút hoặc muộn hơn một chút trong ngày. Khung thời gian 1 giờ chiều là thời gian ngủ trưa khá điển hình ở độ tuổi này của bé.
- Cho bé nằm xuống và có khoảng thời gian thư giãn sau bữa trưa, ngay cả khi trẻ không chịu ngủ trưa.
- Nếu không có gì có vẻ làm việc và họ quá mệt mỏi và cáu kỉnh vào cuối ngày, bạn có thể thử đi ngủ sớm hơn.
Vấn đề giấc ngủ của bé là mối trằn trọc của nhiều bậc phụ huynh. Giấc ngủ trưa không những giúp trẻ nghỉ ngơi và phát triển; mà còn giúp mẹ có thời gian rảnh rỗi làm những việc cá nhân. Các bà mẹ trong cộng đồng The Asianparent hãy chia sẻ những bí quyết cá nhân để những mẹ bỉm sữa khác thử áp dụng nhé. Vì một cộng đồng mẹ vui và con khoẻ.
Theo www.verywellfamily.com
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!