Đối với những trẻ phát triển bình thường thì khi được 6 tháng tuổi sẽ mọc răng. Khi lên 3 tuổi trẻ sẽ mọc đầy đủ 20 răng sữa. Việc mọc răng đúng theo độ tuổi cũng phản ánh tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Vì vậy, nếu bé nhà bạn 1 tuổi chậm mọc răng mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý.
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.
Bác sĩ Vũ Nhật Nam – Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh
Bé 1 tuổi chậm mọc răng là như thế nào?
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam – Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Trẻ nhỏ thường mọc răng sữa vào 6 tháng tuổi và mọc đầy đủ khi được 2 tuổi hoặc 2 tuổi rưỡi. Nếu ngoài 12 tháng tuổi mà trẻ chưa bắt đầu mọc răng sữa thì sẽ là tình trạng chậm mọc răng ở trẻ nhỏ.
Đối với những trẻ chỉ bị chậm mọc răng, cơ thể vẫn phát triển thể chất bình thường thì đó là do sinh lý của trẻ. Ngược lại, trẻ chậm mọc răng đi kèm với hiện tượng còi cọc, thiếu chiều cao cân nặng, khó ngủ, đổ mồ hôi trộm ban đêm,… thì khả năng nguyên nhân là do chế độ dinh dưỡng bổ sung cho trẻ chưa hợp lý. Tình trạng này không gây nguy hiểm cho trẻ, tuy nhiên, ba mẹ cũng cần chú ý vì đây có thể là 1 trong những dấu hiệu của bệnh lý khác cần được khám và điều trị kịp thời.
Tắm nắng giúp tăng cường viatmin D, hạn chế tình trạng mọc răng chậm
Nguyên nhân bé 1 tuổi chậm mọc răng
1. Yếu tố di truyền
Yếu tố khởi đầu và di truyền có thể ảnh hưởng đến việc chậm mọc răng của trẻ. Đối với yếu tố di truyền, bạn cần thu thập thông tin từ những người thân trong gia đình. Nếu có trường hợp đã từng bị chậm mọc răng thì không cần phải quá lo lắng. Nhưng sau một thời gian chờ đợi mà bé vẫn chưa mọc răng, mẹ cần đưa trẻ đi bác sĩ để được thăm khám để tìm ra nguyên nhân chính xác.
Còn đối với yếu tố khởi đầu, một trong những nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm mọc răng có thể là do trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân hơn những trẻ cùng độ tuổi khác. Với trường hợp này, mẹ cần bổ sung vào chế độ ăn của trẻ đầy đủ 4 nhóm chất: bột, đạm, chất xơ và chất béo.
Mát xa nướu giúp kích thích quá trình mọc răng
2. Lợi của bé quá cứng
Một trong những nguyên nhân khác khiến trẻ mọc răng chậm là do cấu trúc lợi quá cứng. Nướu phải nứt ra thì răng có thể mọc được. Nên nếu mẹ vào thấy nướu con cứng thì nên đưa trẻ đến khám bác sĩ nhé.
Đối với trẻ 1 tuổi chưa mọc răng, mẹ có thể dùng phương pháp mát xa nướu để kích thích việc mọc răng. Dùng gạc hoặc vải mềm nhúng vào nước muối sinh lý hoặc nước sạch rồi nhẹ nhàng mát xa. Thời điểm tốt nhất của việc này là sau bữa ăn và trước khi bé ngủ.
3. Do thiếu chất
Thiếu chất mà đặc biệt là canxi cũng có thể là nguyên nhân khiến bé 1 tuổi chậm mọc răng. Chính vì thế, mẹ cần kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày của con. Từ đó có kế hoạch cụ thể để bổ sung thêm canxi vào các bữa ăn trẻ.
Sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn bổ sung canxi tốt đối với trẻ. Nên ngoài bữa ăn chính hàng ngày, mẹ nên tăng cường bổ sung lượng sữa từ 500 – 800ml mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ còn có thể cho bé ăn dặm thêm sữa chua, váng sữa hay phô mai.
Mẹ cũng nên chú ý đến các thực phẩm có chứa nhiều vitamin D. Đây là loại vitamin rất tốt cho sự hấp thụ canxi của trẻ và nó nhiều trong thịt, cá, trứng. Cho bé tắm nắng hàng ngày từ 15 – 20 phút cũng là cách đơn giản mà hiệu quả để cơ thể hấp thụ được lượng vitamin D cần thiết.
Ngoài ra, thiếu vitamin K2 (MK7) cũng là dẫn đến việc trẻ chậm mọc răng. Đây là loại vitamin có nhiệm vụ đưa canxi từ màu vào xương và răng. Ở nhiều trẻ, có thể mẹ đã cung cấp đủ lương canxi và vitamin D, nhưng nếu thiếu MK7 thì hiệu quả chỉ đạt khoảng 30%.
4. Trẻ bị nhiễm khuẩn khoang miệng
Ngoài yếu tố dinh dưỡng, di truyền tình trạng trẻ mọc răng chậm còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố bệnh lý. Nướu trẻ bị tổn thương do nhiễm khuẩn, nấm ngứa sẽ khiến răng không thể mọc lên được. Nếu thấy trẻ bị đau, quấy khóc, miệng có mùi hôi thì cần đưa đến bác sĩ để được thăm khám.
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, khi thấy trẻ chậm mọc răng, ba mẹ cần xem xét tình trạng sức khỏe của trẻ, tìm hiểu nguyên nhân, đánh giá chế độ và thói quen ăn uống hàng ngày của trẻ, cải thiện dinh dưỡng, đảm bảo các yếu tố chất đường, đạm, tinh bột, chất béo, vitamin D,… Ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chụp phim X-quang nếu cần thiết để xác định xem có vấn đề gì bất thường không và xử trí phù hợp.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!