Mỗi này bạn có thấy rất khó khăn để đưa con đi nhà trẻ? Con bạn có khóc lóc năn nỉ bạn trên đường đi? Bạn có bắt đầu mỗi ngày với những rắc rối và vất vả khi đưa con đi gửi nhà trẻ không? Vậy bạn cần làm gì khi đứa trẻ không chịu đi học mẫu giáo?
Tìm hiểu gốc rễ của vấn đề trẻ không chịu đi học
Sự thật là vấn đề không phải con bạn không muốn bạn bỏ rơi chúng. Vấn đề cần phải xem xét là tại sao con bạn lại không muốn bạn bỏ đi.
Khi đã tìm ra gốc rễ của chuyện này thì bạn có thể giải quyết nó ngay. Đây là cách duy nhất bạn có thể giải quyết vấn đề và bắt đầu cho một ngày mới.
Đứa trẻ khóc ré lên khi bạn đưa chúng đến trường mẫu giáo
Bé bị bệnh?
Con bạn có bị bệnh không? Không có nơi nào thoải mái như nhà mình, nhất là khi khi bạn cảm thấy không khỏe. Điều này có thể sẽ giải thích tại sao trẻ không chịu đi học mẫu giáo mà muốn được chăm sóc ở nhà.
Bé bị bắt nạt
Phải chăng con bạn sợ một đứa trẻ nào khác ở nhà trẻ? Những kẻ bắt nạt thì đủ loại và đủ mọi độ tuổi. Thật khó tin rằng một đứa trẻ mới 3 hoặc 4 tuổi có thể làm cho đứa trẻ khác sợ. Nhưng chuyện gì cũng có thể xảy ra.
Hãy nói chuyện với cô giáo của con. Cô giáo có thể cảnh báo bạn về những việc mà thậm chí không biết gọi tên thế nào. Bên cạnh đó, cô giáo cũng cần được cảnh báo về tình hình đang diễn ra.
Ba mẹ cũng là nguyên nhân khiến trẻ sợ đi học mẫu giáo
Bé sợ cô giáo
Con bạn có sợ cô giáo không? Không có bậc cha mẹ muốn nghĩ về chuyện này, nhưng đôi khi nó vẫn xảy ra. Hãy tìm hiểu thử xem.
Bạn có thể đặt câu hỏi cho con bạn nhưng cố gắng không hỏi như đang điều tra trẻ. Bạn hãy nói chuyện bình thường và cách này sẽ giúp trẻ chịu mở lời. Ngoài ra, cha mẹ cần để ý đến thời điểm khi bạn đưa con đến trường và rước con về.
Bé không muốn xa bố mẹ
Liệu con bạn có phải là chỉ buồn vì sắp chia tay mẹ? Bé có cố gắng ngồi trong xe thêm càng lâu càng tốt, mắt có nhìn qua cửa sổ hay nhìn chằm chằm nơi cổng trường? Bé có đang bệnh không? Làm gì để bé hết khóc?
Đứa trẻ cảm thấy lo lắng và thiếu tự tin khi tiếp xúc với bên ngoài
Trong trường hợp con bạn hay gia đình bạn đã trải qua một thời gian do căng thẳng hay thậm chí là cha mẹ li di, hay một ai đó qua đời. Bé con của bạn sẽ cảm thấy sự sợ hãi và sự mất tự tin.
Có phải bạn đã nghỉ làm một thời gian và đến lúc phải trở lại với công việc sau một hoặc hai, thậm chí là 3 năm ở bên con? Có khi như vậy là bạn đã làm đảo lộn thế giới vốn bình yên của con bạn.
Nếu bạn lo lắng về việc con bạn đòi bạn khi đi nhà trẻ, bạn cũng nên cảm nhận cảm giác của con bạn khi phải thay đổi nếu mẹ đi làm trở lại.
Phải làm gì đây khi trẻ không chịu đi học mẫu giáo?
Nếu đi nhà trẻ là “kẻ thù ăn cắp thời gian” của bé, thì bé cần thời gian khác bên bạn. Hãy dành thời gian cho con bạn.
- Hãy kiên nhẫn. Bạn cần có kiên nhẫn để từ từ cho con bạn hiểu và dần dần sẽ chấp nhận.
- Cần thể hiện sự nhất quán. Đừng nghĩ rằng “Mẹ sẽ quay lại” hay là “Đừng lo lắng con nhé” sẽ đủ an ủi con bạn. Con bạn chưa có khái niệm thời gian nên nếu bạn nói bạn quay lại thì con bạn sẽ đợi bạn từng phút từng giây.
- Không nên bỏ đi quá đột ngột. Hãy từ từ, hôn con, ôm con vào lòng rồi hãy đi. Đừng cố ép con phải ngồi vào chỗ học.
- Hãy dành thời gian cho con. Tất cả những gì con bạn có với bạn là lúc ăn, lúc ngủ, những lúc được nghe kể chuyện khi đi ngủ. Con bạn sẽ mãi hạnh phúc với những khoảng thời gian đó.
Động viên nhưng cũng nhất quán với con
Nếu bạn có thể nhìn ra rằng bàn tay nhỏ bé của đứa con yêu dấu đang bám vào cổ bạn hoặc kéo bạn và cầu xin bạn hãy ở lại, cũng sẽ chính là những bàn tay sẽ kéo bạn ra khỏi trung tâm thương mại khi chúng 12, 13 tuổi.
Vì vậy, lời khuyên của tôi là bạn hãy kiên nhẫn, hãy an tâm, hãy nói chuyện với trẻ. Vì không lâu sau, trong một tương lai không xa, bạn sẽ lại nắm lấy tay con bạn, muốn kéo lại khi chúng khôn lớn và bay xa.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!