Nhiều bố mẹ vẫn có tâm lý ép con học thật nhiều, nhằm đạt được kết quả cao nhất, không thua kém bạn bè. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả hết sức tiêu cực.
Bi kịch của việc ép con học
Cha mẹ ép con học quá nhiều
Sự việc đau lòng đã xảy ra với bé gái người Trung Quốc tên Tiểu Linh (8 tuổi).
Lúc Tiểu Linh còn sống, cha mẹ đã đăng ký cho Tiểu Linh tham gia rất nhiều các lớp học thêm. Bé gần như không có thời gian nghỉ ngơi và thường xuyên phải làm bài tập cho đến tận nửa đêm mới được đi ngủ.
Một hôm, sau khi đi học thêm về, Tiểu Linh cảm thấy mệt mỏi. Bé muốn nghỉ ngơi nhưng sợ cha mẹ quở trách tội lười biếng, do đó bé đã viết vào mảnh giấy: “Mẹ ơi, con mệt quá. Con ngủ một lát mẹ nhé”.
Thấy đèn trong phòng con vẫn sáng, người mẹ đã vào kiểm tra. Hình ảnh con nằm trên bàn ngủ thiếp, đặt bên cạnh là mảnh giấy. Người mẹ lay gọi con dậy để con lên giường nằm ngủ, nhưng gọi mãi đứa con gái nhỏ vẫn không trả lời. Nhận thức được điều chẳng lành xảy ra với con, người mẹ run rẩy gọi bố đưa con đến bệnh viện.
Kết quả khám nghiệm cho biết, Tiểu Linh do mệt mỏi quá độ nên đã tử vong. Bố mẹ bé gào khóc thảm thiết trước nỗi đau quá lớn, và tự trách bản thân đã gây áp lực bài vở cho con.
Tiểu Linh là một đứa bé hiểu chuyện, bé chưa bao giờ oán trách cha mẹ vì đã ép bé học quá nhiều. Do công việc bận rộn, cha mẹ của Tiểu Linh cũng ít thời gian sát sao việc học và chăm lo sức khỏe của con. Khi họ phát hiện thì Tiểu Linh đã mãi mãi ra đi vào độ tuổi khi em còn quá nhỏ.
Hậu quả của việc ép con học quá sức
Thái độ bất cần và buông bỏ
Khi áp lực đến một mức trẻ tuổi teen không còn chịu được, con sẽ có xu hướng buông bỏ và tỏ thái độ bất cần. Đến lúc này, mọi áp lực từ cha mẹ dường như vô tác dụng với con.
Giảm thị lực, gia tăng các bệnh về mắt
Cận thị là căn bệnh mà nhiều trẻ em mắc phải nhất. Ngày nay lứa tuổi các em phải đeo kính ngày một giảm dần. Ngoài cận thị, viễn thị và loạn thị cũng là hai trong số các loại bệnh thường gặp về mắt. Trẻ bị ép học quá nhiều và không có thời gian dành cho mắt nghỉ ngơi sẽ khiến đôi mắt càng ngày càng yếu đi, mờ dần…
Giảm sức đề kháng
Những đứa trẻ được gọi là “mọt sách” có một đặc điểm chung là vì mải mê học tập mà quên đi việc ăn uống, nghỉ ngơi, hoạt động thể chất… Điều này sẽ dẫn đến kiệt sức do thiếu chất, mệt mỏi. Nếu để lâu, sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ sẽ bị suy giảm khiến cơ thể yếu đi, dễ mắc bệnh.
Mắc các bệnh về cột sống
Tư thế ngồi học không đúng sẽ dẫn đến các bệnh về cột sống như vẹo cột sống, cong cột sống… Kéo dài như vậy một thời gian trẻ sẽ bị thoái hóa cột sống, mất nước đĩa đệm, gai cột sống, gai cốt sống khi trưởng thành.
Mắc các bệnh về thần kinh
Theo các chuyên gia tâm lý, khi trí não phải hoạt động liên tục mà không được nghỉ ngơi sẽ dẫn đến sự rối loạn tâm trí. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thần kinh. Căn bênh này thường gặp nhiều nhất vào mùa thi, chuyển giao từ cấp 3 lên đại học.
Cha mẹ chỉ nên khích lệ để con phát huy tố chất
Các chuyên gia tâm lý cũng đưa ra những lời khuyên cho các bậc phụ huynh. Đó là: Đừng ép con trẻ làm những điều không đúng với tâm lý lứa tuổi của chúng. Đừng ép trẻ phải học để trở thành nhà khoa học, hay bác sĩ, kỹ sư như tâm nguyện của các ông bố bà mẹ. Mà hãy giúp trẻ tiếp cận kiến thức theo cách chúng thích. Nếu chúng ta thấy một cháu nhỏ chỉ 3 – 4 tuổi đã đọc được báo, hay làm được nhiều phép tính khó thì xin đừng ảo tưởng cho đó là thần đồng. Đơn giản là vì chúng có khả năng và thích thú với những điều ấy nên chúng tập trung và làm được.
Để trẻ có thể phát huy được các tố chất, điều quan trọng là, cung cấp cơ hội cho trẻ làm việc với những điều trẻ quan tâm hoặc có sở trường. Trẻ cũng cần được tiếp cận với những cái mới để chúng có cơ hội trải nghiệm.
Đối với những trẻ có năng khiếu suy nghĩ và giải quyết vấn đề, phụ huynh hãy cho trẻ cơ hội để thực hiện việc đó. Với một trẻ thích đọc, cha mẹ nên quan tâm tới việc lựa chọn các loại sách phù hợp theo từng lứa tuổi. Việc áp dụng các trắc nghiệm đo chỉ số thông minh là một trong những cách có thể giúp phụ huynh xác định trẻ có năng khiếu ở lĩnh vực nào.
Chính vì vậy, thay vì ép con phải học, phải xuất chúng, cha mẹ hãy quan tâm hơn nữa đến mong muốn của trẻ, tập trung phát huy vào kỹ năng mà trẻ mong muốn và sở hữu. Cha mẹ chỉ nên đưa ra những lời khuyên chứ không thể can thiệp vào lựa chọn tương lai của trẻ. Chỉ có biến mình thành người bạn đồng hành cùng con, phụ huynh mới thực sự là trợ giúp đắc lực cho sự trưởng thành của con cái mình.
Theo theAsianparent
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!