Tại sao lại tạo áp lực học tập cho con? Tất cả là vì con – vì muốn con có một cuộc sống tốt đẹp hơn, vì muốn con phải sung sướng hơn cuộc đời ba mẹ, và chung quy là ước mơ của ba mẹ sẽ thời gian hóa thành ước mơ cuộc đời của con, dù không thành thì ba mẹ cũng sẽ ép vào để thành.
Có phải đặt áp lực học tập cho con là sai lầm?
Áp lực thường là động lực cho sự nỗ lực, cố gắng đạt được mục tiêu mình đặt ra. Xét tích cực, áp lực học tập lành mạnh rất cần thiết để con trẻ yêu thích việc học, đặt mọi sự tập trung cho việc học. Cha mẹ đặt áp lực vừa phải giúp con đạt được mục tiêu, hỗ trợ và động viên con rất nhiều. Áp lực lành mạnh là khi trẻ được làm công việc, được học môn mình yêu thích, hứng thú và có thêm động lực để học tập và làm việc.
Bố mẹ tạo áp lực học tập cho con trẻ
Ngược lại, áp lực không lành mạnh bắt nguồn từ nhu cầu của cha mẹ, buộc con làm những gì mình kỳ vọng, và hoạt động này không phải sở thích, nhu cầu của con trẻ. Vấn đề hiện nay phổ biến tại Việt Nam. Cha mẹ đầu tư cho con theo học các trường hàng đầu mà trước đây mình không có khả năng theo học, mong ước con đỗ vào đại học hàng đầu, làm việc lương cao ổn định, ép con thực hiện ước mơ của ba mẹ.
Cha mẹ thường tạo áp lực học tập và quyết định thay cho trẻ và muốn trẻ thực hiện những điều mà cha mẹ chưa thực hiện được.
Nỗi sợ con thua bạn kém bè như mình ngày trước, cha mẹ tạo mọi điều kiện để bù đắp cho con, và khi kỳ vọng quá nhiều vào con thì áp lực đặt lên vai con là đương nhiên. Họ nghĩ mình có quyền định đoạt cuộc sống của con, quyết định thay cho con.
Áp lực học tập tác động tiêu cực lên trẻ teen
Nhà trường tạo áp lực học tập cho con trẻ
Trẻ tiểu học từ 6 – 8 tuổi chưa có sự ganh đua cạnh tranh trong điểm số, nhưng càng về cuối cấp tiểu học, trẻ càng có tham vọng chiến thắng bạn trong kết quả học tập, sợ bị thua sút, sợ bị so sánh. Áp lực học tập tác động bất lợi đến trẻ vì trẻ cảm thấy bị căng thẳng và cảm thấy tương lai bất định. Cạnh tranh để có kiến thức tốt là động lực cho con trẻ, nhưng cạnh tranh để giữ vị trí cao trong lớp tạo tâm lý nặng nè đè nặng trẻ tuổi tween. Thậm chí, khi đã ở vị trí đẫn đầu, con vẫn hoang mang sợ không giữ được thành tích này.
Gia tăng căng thẳng, lo âu
Sự căng thẳng liên tục, cộng với việc tập trung cho việc học mà coi nhẹ các hoạt động ngoại khóa, giảm bớt sở thích, đam mê sẽ tác động xấu đến thần kinh của trẻ. Trẻ có cảm giác tiêu cực đối với chuyện học hành, một vài trẻ học hành sa sút hơn khi có quá nhiều áp lực, thậm chí mắc trầm cảm, lo âu hoặc là tự tử.
Trẻ cuối cấp tiểu học có thể xuất những triệu chứng như mất ngủ, rối loạn ăn uống, lo lắng quá mức, gian lận, kiệt sức, từ bỏ sở thích cá nhân hoặc xa lánh bạn bè và gia đình….
Áp lực học tập gây tới sự quá tải cho cơ thể đang phát triển của con trẻ. Con có thể bị đau dạ dày, tiêu chảy, đau đầu và phát ban. Nhiều trẻ sợ đến trường, ghét chuyện học tập, càng cố ép, trẻ có thể ghét luôn cha mẹ mình.
Hình ảnh tiêu cực về bản thân
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những trẻ bị bố mẹ đặt nhiều áp lực bằng cách quản lý quá mức việc học tại trường có khả năng cao mắc trầm cảm, có biểu hiện không thích cuộc sống, giảm tính tự chủ và năng lực. Cách nuôi dạy con vô cùng kiểm soát này đã làm suy yếu sự phát triển nhận thức của trẻ về bản thân và sự tự tin.
Thái độ bất cần và buông bỏ
Khi áp lực đến một mức trẻ tuổi tween không còn chịu được, con sẽ có xu hướng buông bỏ và tỏ thái độ bất cần. Đến lúc này, mọi áp lực từ cha mẹ dường như vô tác dụng với con.
Chuyện đặt áp lực học tập quá sức lên con trẻ tuổi tiểu học có thể gây tác dụng phụ tai hại, thậm chí có thể hủy hoại chuyện học tập của con trẻ khi thần kinh của trẻ bị stress quá mức. Điều bạn cần làm là thay đổi quan niệm của chính mình, đừng tự mình biến cuộc sống của con thêm mệt mỏi.
Đọc thêm các bài có liên quan
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!