X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Bé 13 tháng tuổi - Tập tễnh bước đi khám phá mọi ngóc ngách trong nhà

Mất 10 phút để đọc
Bé 13 tháng tuổi - Tập tễnh bước đi khám phá mọi ngóc ngách trong nhà

Tháng thứ 13 này, tính tự lập của trẻ tăng lên khá nhiều. Trẻ muốn được tự mình làm những gì mình thích và nếu như có ai đó làm giúp sẽ khiến trẻ bực tức là khóc nhè ngay.

Bé 13 tháng tuổi đã biết làm những gì? Kỹ năng đi lại của con đã thuần thục chưa? Mẹ hãy đọc ngay bài viết sau để biết:

  • Sự phát triển của bé 13 tháng tuổi
  • Lời khuyên cho mẹ khi chăm sóc bé 13 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ 13 tháng tuổi

Trẻ 13 tháng tuổi có dấu hiệu phát triển chậm lại: trẻ không còn tăng cân như các tháng trước. Sự phát triển của hệ vận động ở trẻ cũng có những tiến triển thú vị. Dù thực sự chưa đi vững, nhưng trẻ cũng không muốn mẹ hay người thân giúp, có thể trẻ sẽ đẩy tay bạn ra khi bạn muốn dắt bé đi.

Theo bảng chiều cao cân nặng chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cân nặng bé 13 tháng trung bình là 9,8kg đối với bé trai và 9,1kg đối với bé gái. Bé trai 13 tháng tuổi sẽ cao khoảng 76,9cm và bé gái cao khoảng 75,1cm. Tuy nhiên, sự phát triển chiều cao cân nặng của mỗi trẻ là khác nhau, đây chỉ là mức trung bình. Nếu bé vẫn có sự tăng trưởng về chiều cao, cân nặng trong ngưỡng tiêu chuẩn thì ba mẹ không có gì phải lo lắng.

Điều quan trọng là trẻ đang tự làm một mình, không còn phải đợi được ẵm lên và mang đi hay đẩy đi, cả thế giới đang mở ra trước mắt trẻ. Trẻ thường tới những nơi thu hút sự tò mò của chúng. Thỉnh thoảng một vài thứ khiến trẻ cảm thấy thật sự sợ hãi khi phát hiện ra ví dụ như cánh cửa kêu rất to, con chó tự dưng sủa to…

Ở tháng tuổi này, trẻ đã phát triển cảm xúc khá rõ rệt. Các tâm trạng, cảm xúc và hành vi, bao gồm độc lập, thất vọng, sợ hãi, giận dữ, phản đối, bướng bỉnh, dữ dằn, lo lắng, buồn bã và bối rối. Điều đó chứng tỏ những thay đổi và sự lớn lên ở trẻ.

be-13-thang-tuoi

Phát triển thể chất – Trẻ 13 tháng biết làm gì?

Trẻ 13 tháng biết làm gì? Bò, đi bộ, leo, đứng vịn, đi vịn; là tất cả về chuyển động của bé 13 tháng tuổi. Cho dù bé đang đứng một mình, hay leo lên những bậc thềm thấp, hay thậm chí là đi bộ, mẹ luôn cần có đôi mắt ở phía sau đầu. Và tốt nhất là quanh góc, để có thể phản ứng nhanh nhất có thể cho mọi tai nạn của bé.

Vì sự phát triển vận động này, làm bé khó mà ở yên một chỗ, không thích bị nhốt vào cũi, hay xe đẩy, bé muốn di chuyển mọi nơi trong ngóc ngách của ngồi nhà và khám phá.

Nhận thức không gian, khoảng không vẫn đang phát triển, vì vậy đứng dậy có nghĩa là một góc nhìn hoàn toàn khác để nhìn thế giới. Điều này có nghĩa là bé chưa ước tính chính xác chiều cao và khoảng cách.

Kết quả là bé rất dễ bị té khi đứng lên ngồi xuống. Một số nghiên cứu cho rằng trẻ trung bình rơi 38 lần một ngày! Nhưng đừng lo, tự nhiên sẽ cung cấp cho bé với xương rất linh hoạt.

Kỹ năng vận động của con tiến bộ vượt bậc

Xương ở chân vẫn đang phát triển hình dạng cuối cùng của chúng. Xương chân của bé cũng chưa được thiết lập và phát triển hoàn toàn. Vì vậy, cho đến khi con bạn đã đi bộ được vài tuần hoặc thậm chí vài tháng, đừng vội mang những đôi giầy. Điều này có thể làm cho đôi chân của bé phát triển thành hình dạng của những đôi giày thay vì hình dạng tự nhiên của chúng cần thiết để đi bộ.

Một vài phát triển khác bạn có thể nhận thấy: bé bắt đầu quăng đồ, làm xáo trộn mọi thứ, và có khả năng làm tất cả mọi thứ xáo trộn trong căn phòng trong thời gian không thể tưởng tượng ra nổi! Đó là một phần của sự phát triển của bé! Bé đang học, đặc biệt khám phá việc mở, đóng, lấy ra, bỏ đi và ném.

Mẹ có thể bắt đầu hướng dẫn cách bạn lượm và bỏ đổ chơi vào rổ như một phần trò chơi dọn dẹp, hay khi dọn dẹp hãy cho bé nhìn thấy. Hãy để bé bắt chước bạn!

Phát triển nhận thức

Trẻ 13 tháng tuổi đang khám phá ra nguyên nhân và hiệu quả. Nếu bé ném núm vú giả của mình xuống đất, mẹ sẽ nhặt nó lên. Vì vậy, bé có thể thả nó một lần nữa, và một lần nữa! Bé yêu cái cảm giác kiểm soát mới mẻ này đối với môi trường của mình, ngay cả khi mẹ có thể phát cáu lên vì nhặt liên tục hàng chục lần chỉ trong khoảng thời gian 10 – 15 phút.

Nhưng mẹ có biết không đó chính là cách bé học và nhận biết về chu trình nhân quả, hình thánh quá trình giao tiếp sau này. Bé 13 tháng tuổi sẽ phát hiện ra rằng bé có thể khiến mẹ hay người trong gia đình có thể làm theo mình, đáp ứng nhu cầu của mình! Bé sẽ bắt chước, chỉ, hay phản đối, và dần dần hình thành các giao tiếp của mình.

Không giống như một em bé, bé 13 tháng tuổi mong đợi một câu trả lời. Bé bắt đầu thể hiện sự buồn bã, giận hờn nếu mẹ không hiểu bé.

Sự phát triển của trẻ 13 tháng tuổi về xã hội và cảm xúc

Một sự thực mà có thể mẹ chưa biết là bé 13 tháng tuổi biết chính xác những gì bé muốn và nơi bé muốn đi, điều gì bé muốn làm. Nhưng thế giới chưa hiểu bé trong đó có mẹ nữa! Bộ não của bé đang phát triển rất nhanh, cơ thể bé phải thích ứng để theo kịp sự phát triển này của bộ não.

be-13-thang-tuoi

Và sự kiên nhẫn không phải là một trong những đức tính đầu tiên phát triển của bé, nên mẹ sẽ thấy những dấu hiệu của sự bướng bỉnh và thất vọng, không thể chờ được, đòi gì là phải cung cấp liền.

Bé bắt đầu xuất hiện một số cảm xúc mà có thể mọi người cảm thấy không còn đáng yêu như trước, trở nên cáu gắt, bướng bình, đòi hỏi ….

Một số trẻ em xuất hiện không ngừng thách thức cho ba mẹ. Hãy nhớ rằng bé chỉ mới phát hiện ra nguyên nhân và hiệu quả trong thế giới vật chất. Bé đang cố gắng để hiểu thế giới xung quanh mình, và nhìn ba mẹ và các người thân trong gia đình để được hướng dẫn rồi dần theo thời gian bé sẽ học và phát triển cảm xúc của mình.

Phát triển ngôn ngữ và lời nói của bé 13 tháng tuổi

Ngôn ngữ đầu tiên của con vẫn còn là ngôn ngữ cơ thể. Nếu bé đã thực hành ngôn ngữ ký hiệu, nó có thể sẽ tăng tốc vào khoảng thời gian này.

Bé bắt đầu tiếp xúc và đang học tên mới của những thứ và đồ vật mỗi ngày. Bé bắt đầu hiểu được mối liên hệ giữa các hành động mẹ thực hiện. Từ vựng thụ động của bé đang phát triển nhanh chóng.

Từ vựng thụ động này thậm chí có thể bắt đầu dịch thành các từ thực tế! Một số trẻ em nói từ đầu tiên có thể nhận biết được nghĩa của từ trong giai đoạn này. Nhưng đừng lo lắng khi nuôi dạy trẻ 13 tháng tuổi mà con chưa đạt tới mốc này, vì mỗi trẻ sẽ có sự phát triển đặc biệt riêng cho chính bé.

Sức khỏe và dinh dưỡng

Khi kỹ năng vận động tinh tế của trẻ phát triển, mẹ có thể bắt đầu dạy cho bé uống từ cốc/ly và cai sữa cho bé ra khỏi bình.

Bé 13 tháng tuổi - Tập tễnh bước đi khám phá mọi ngóc ngách trong nhà

Khi bé khám phá ra ảnh hưởng của riêng mình trên thế giới, thời gian ăn tối có thể trở nên khó khăn hơn. Thực phẩm là một trong số ít các khu vực mà trẻ chập chững biết đi có quyền kiểm soát, và nhiều trẻ chập chững biết đi biến thành người kén ăn.

Những cách khác mà bé có thể kiểm tra ranh giới của mình là ném thức ăn và cố gắng tự đút ăn. Đừng lo lắng quá nhiều, và hãy tạo điều kiện cho con khám phá và học hỏi để đừng biến con thành trẻ biếng ăn hay kén ăn. Tất cả điều này là một phần bình thường của sự phát triển và nuôi dạy con.

Câu chuyện từ đối tác
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng

Về dinh dưỡng cho bé 13 tháng tuổi: Mẹ nên cho trẻ ăn thêm nhiều hoa quả tươi theo sở thích của trẻ, rau xanh, nước ép hoa quả, sữa chua… để giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên bạn cần lưu ý khi chọn hoa quả, rau xanh cần phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh gây bệnh cho trẻ.

Lời khuyên cho phụ huynh khi chăm sóc trẻ 13 tháng tuổi

  • Cách chăm sóc trẻ 13 tháng tuổi là phải bảo đảm ngôi nhà an toàn xung quanh bé. Đây là lúc mẹ phải đánh giá tổng quát lại sự an toàn của ngôi nhà, từ ổ cắm điện, các vật nhọn, góc cạnh, để đảm bảo môi trường an toàn cho bé, nhất là các bé năng động luôn không yên được dù chỉ 1 giây thôi.
  • Tất cả trẻ em đều phát triển theo nhịp độ riêng của mình. Một số bước đầu tiên của bé có thể sớm vào lúc lúc 10 tháng tuổi, một số thích chờ đến 16 tháng tuổi. Một số trẻ chập chững biết đi mỉm cười ở mọi người qua đường, những đứa trẻ khác tiết kiệm nụ cười của họ cho những khoảnh khắc rất đặc biệt. Vì vậy không có gì đáng lo ngại nếu bé chưa đạt hết các mốc phát triển của mình đâu mẹ.
  • Tất cả mọi thông tin kiến thức tham khảo nuôi dạy con chỉ là tương đối

Thay lời kết

Dù là trẻ ở độ tuổi nào thì ba mẹ cũng cần thật sự kiên nhẫn. Trẻ cần nhiều thời gian để quan sát, học hỏi và thích nghi với thế giới mới lạ xung quanh. Nuôi nấng trẻ bằng sự kiên nhẫn và tình yêu thương chính là chìa khóa để bé lớn lên khỏe mạnh, vui vẻ, thân thiện và là bước đệm vững chắc cho tương lai sau này của trẻ. Nếu con có chưa đạt được các mốc phát triển so với độ tuổi thì ba mẹ cũng đừng quá lo lắng và thúc ép con. Mỗi bé có hành trình phát triển khác nhau nên điều quan trọng nhất là hãy tôn trọng điều này.

Qua đây mẹ đã biết được đặc điểm phát triển và bé 13 tháng tuổi biết làm gì rồi đúng không nào, mẹ cũng đừng quên chú ý dinh dưỡng để bé phát triển toàn diện nhé!

Nguồn – theAsianparent Singapore

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

MeKrobis

  • Home
  • /
  • Giai đoạn phát triển
  • /
  • Bé 13 tháng tuổi - Tập tễnh bước đi khám phá mọi ngóc ngách trong nhà
Chia sẻ:
  • Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

    Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

  • Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

    Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

  • Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

    Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

  • Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

    Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

  • Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

    Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

  • Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

    Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it