Trẻ 18 tháng biết làm gì? Những cột mốc nào là đáng chú ý ở giai đoạn này? Cha mẹ nên làm gì để giúp cho trẻ phát triển tốt hơn?
1. Kĩ năng vận động
- Tự bước đi một mình; bước giật lùi.
- Ngồi xuống và đứng lên thành thạo.
- Có thể chạy nhưng chưa vững và khó kiểm soát hướng.
- Cầm và kéo đồ chơi trong khi đi bộ.
- Có thể tự cởi quần áo, tự ngồi bô.
- Cầm và uống bằng cốc.
- Ăn được bằng thìa, dĩa.
- Thích ngồi trên một chiếc ghế thấp.
- Thích leo cầu thang (hoặc bất kì đồ đạc nào trong phòng) và đạp xe đạp.
- Phối hợp tay và mắt tốt hơn.
2. Sự phát triển ngôn ngữ
- Vốn từ vựng khoảng 20-200 từ, nhưng chỉ nói ra một phần trong đó, chủ yếu là các từ đơn liên quan đến đồ chơi, con vật, đồ ăn, tên người thân,…
- Kết nối các từ với nhau, ví dụ “bế con”, “ăn cơm”,…
- Hay nói “không” và lắc đầu.
- Hay lặp lại lời.
- Biết chỉ và gọi tên đồ vật; nhờ người khác lấy những gì bé muốn.
- Thích xưng hô bằng tên mình.
- Hay lẩm nhẩm tự nói chuyện với mình nhưng không rõ từ.
Xem thêm: Trẻ 19 đến 24 tháng biết làm gì?
3. Sự phát triển trí tuệ
- Thích bắt chước những hành động của người khác.
- Hiểu chức năng của đồ vật và cách sử dụng, ví dụ như: điện thoại, bàn chải, muỗng,…
- Biết cách lôi kéo sự chú ý của người khác.
- Biết gọi tên và chỉ vào các bộ phận trên cơ thể.
- Đã có ý thức về bản thân mình.
- Hiểu một vài lệnh quen thuộc và làm theo lệnh, ví dụ bé sẽ ngồi xuống khi bạn bảo.
- Bắt đầu chơi trò giả vờ, đóng kịch; thường là với búp bê hoặc thú nhồi bông.
- Trí nhớ tốt hơn, bé nhớ được vị trí đồ chơi mà bạn giấu đi.
- Biết vào nhà vệ sinh hoặc gọi bố mẹ cho đi vệ sinh.
4. Tình cảm và kĩ năng xã hội
- Rất tò mò; thích cầm, di chuyển và khám phá mọi đồ vật.
- Hay có những cơn giận, dỗi.
- Có thể là sợ người lạ.
- Hay thể hiện tình cảm với những người thân.
- Biết cách chơi trò giả vờ nhưng chỉ ở mức đơn giản, ví dụ cho búp bê ăn, thay quần áo,…
- Thích bám vào người chăm sóc mình nhưng cũng có thể nhanh chóng bị cuốn hút bởi người mới nếu họ có vẻ an toàn và thú vị.
- Chỉ cho những người khác một cái gì đó thú vị.
- Thích khám phá một mình nhưng phải có mẹ hoặc bố ở bên.
- Tích cực làm những điều để được khen ngợi.
- Có sự quan tâm và hứng thú với các em bé khác nhưng chưa biết cách tương tác, các bé 18 tháng tuổi thường ngồi song song chơi một mình.
Một vài đặc điểm khác của trẻ 18 tháng
- Trẻ 18 tháng đạt được cân nặng và tăng trưởng với tốc độ ổn định nhưng chậm hơn so với trong 12 tháng đầu tiên.
- Khuôn mặt các bé dần không còn mũm mĩm như trước, thể hiện được rõ giới tính hơn.
- Giai đoạn này bé có thể bị khó ngủ đột ngột.
- Trẻ thường thích chơi một mình.
- Trẻ yêu ca hát và các hoạt động “phá hoại” đồ đạc.
- Trẻ hay có những hành vi “sát vào” với người thân.
- Nhiều trẻ hay biếng ăn.
- Trẻ mọc những chiếc răng hàm vào giai đoạn này.
Lời khuyên dành cho cha mẹ
- Luôn chú ý, phòng tránh tai nạn xảy ra đặc biệt là khi bé vui chơi, vận động.
- Khuyến khích chơi các trò trải nghiệm như chơi với nước, chơi với cát, trò chơi giả vờ,…
- Trò chuyện, đọc truyện với bé, hướng dẫn bé phát âm và nhớ các từ.
- Chơi các các trò ghép hình, tô màu sẽ giúp phát triển vận động tinh và khả năng tư duy.
- Hướng dẫn trẻ các kĩ năng giao tiếp như chào, tạm biệt,…
- Tạo nhiều cơ hội cho bé tự lập, ví dụ như tự xúc ăn, tự đi vệ sinh,…
- Giới hạn những hoạt động trong một thời gian nhất định như: xem ti vi, ngồi nghe nhạc, xem di động,…
Mặc dù sự phát triển của mỗi đứa trẻ là không giống nhau nhưng nếu bé nhà bạn có những dấu hiệu sau, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia:
- Không bộc lộ cảm xúc, tương tác với người khác.
- Không thể đi bộ.
- Không nhớ những điều quen thuộc.
- Không bắt chước người khác, không có sự chú ý khi bạn tương tác.
- Không có ít nhất 6 từ, không nói được những từ mới.
- Đánh mất những kỹ năng bé đã từng có.
Hi vọng những thông tin giúp bạn biết được trẻ 18 tháng biết làm gì và có được cách để giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt. Hãy luôn nhớ rằng mỗi đứa trẻ không phát triển cùng lúc và theo cùng một cách.
Nguồn – mekheonuoicon
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!