Hiểu biết về việc trẻ 25 đến 30 tháng tuổi biết làm gì và những cột mốc nào là đáng chú ý sẽ giúp các bậc bố mẹ phát hiện khó khăn mà bé gặp phải và từ đó có cách chăm sóc phù hợp.
Sự phát triển thể chất
- Có thể nhảy tại chỗ và đi trên đầu ngón chân.
- Biết bước lên và bước xuống nhưng phải đặt cùng cả 2 chân rồi mới bước tiếp.
- Có thể đi giật lùi vài bước nhỏ.
- Biết giữ bút viết.
- Có thể kéo hết quần áo của riêng.
- Biết chuyền đồ vật cho người khác.
- Có thể ngồi trong nhà xí nếu có bộ phận hỗ trợ.
- Xây dựng được tháp 6-8 khối.
- Uống nước từ ly mà không làm văng nước ra ngoài.
Xem thêm: Trẻ 19 đến 24 tháng biết làm gì?
Sự phát triển cảm xúc và kĩ năng xã hội
- Tự tạo các hoạt động vui chơi cho riêng mình.
- Không thích thay đổi thói quen và thích sự đơn giản hóa các hoạt động.
- Khó khăn trong việc chia sẻ mọi thứ với người khác, đặc biệt là đồ chơi.
- Dần nhận biết được vị trí của mình trong gia đình.
- Quan sát trẻ em khác vui chơi và tham gia vào.
- Khó chờ đợi được lâu và bộc lộ mọi cảm xúc một cách nhanh chóng (không che giấu).
- Hay hờn dỗi và tức giận với người khác.
Sự phát triển trí tuệ
- Thường tự gọi tên mình thay cho đại từ nhân xưng.
- Trung bình có được một vốn từ vựng khoảng 50- 300 từ nhưng chỉ nói ra một phần trong số đó, bắt đầu nói nhiều hơn.
- Sử dụng cụm từ và các câu từ 3 đến 4 từ.
- Nhớ được vị trí của những đồ vật trong nhà và tiếng kêu của một số loài động vật.
- Biết kết hợp các đồ vật để đạt được mục đích, ví dụ như: kéo ghế và trèo lên để lấy đồ.
- Có khả năng sử dụng đúng chức năng của vài vật dụng trong nhà.
- Biết cách chủ động làm người lớn vui vẻ, chủ động nhờ người lớn giúp đỡ.
- Một số trẻ biết đặt câu hỏi những câu ngắn và đơn giản.
Một vài cột mốc phát triển về cách ăn uống
- Biết tự lấy ống hút để uống nước.
- Dần quen với việc sử dụng thìa và dĩa dù vẫn hay làm rơi vãi thức ăn.
- Tò mò với mỗi loại đồ ăn song nhiều bé rất hay kén chọn.
- Nhìn và bắt chước người lớn khi ăn uống.
- Khả năng nhai thức ăn và biết cách ăn mỗi loại thức ăn khác nhau tốt hơn.
Lời khuyên dành cho bố mẹ
- Trò chuyện và kể chuyện thường xuyên cho bé nghe. Chú ý nhấn mạnh các từ đơn giản (đồ chơi, đồ vật, con vật, cây hoa,…) mà bé dễ nhớ được, kết hợp với hình ảnh.
- Khuyến khích bé nói nhiều hơn và khen ngợi bé khi nói thành công hoặc làm tốt việc gì đó.
- Tạo cơ hội cho bé trải nghiệm và khám phá mọi thứ trong nhà nhưng phải luôn theo dõi để phòng tránh tai nạn.
- Vui chơi cùng bé và tổ chức các hoạt động với nhiều bé khác.
- Để bé tiếp xúc với một số loại hình nghệ thuật: ca hát, vẽ, nặn hình,…
- Chú ý kết hợp nhiều trò chơi phát triển cả vận động tinh và vận động thô.
- Có nhiều trường hợp bé chậm nói, ít nói, biếng ăn, ngại vận động,…bố mẹ không nên gây áp lực mà hãy từ từ dạy bé.
Xem thêm: Tự làm đồ chơi cho bé từ 19 đến 36 tháng tuổi.
Như vậy, qua thông tin bạn đã biết được thông thường trẻ 25 đến 30 tháng tuổi biết làm gì và nên làm gì để chăm sóc các bé tốt hơn.
Hãy luôn nhớ rằng mỗi đứa trẻ là khác biệt và luôn cần thời gian để phát triển. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ nhỏ.
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!