Trẻ bướng bỉnh khó bảo không phải vì con muốn chống đối hay hư đốn, đơn giản là con cần cha mẹ lắng nghe nhiều hơn và giúp con học cách kiểm soát cảm xúc tốt hơn mà thôi.
Có phải cứ đòn roi, quát mắng là hiệu quả với trẻ bướng bỉnh khó bảo?
Khi trẻ bắt đầu lên 2, bé dần nhận thức được quyền và trách nhiệm của mình, đồng thời cũng muốn bộc lộ những suy nghĩ, chính kiến của mình nhiều hơn.
Đây là lúc nhiều cha mẹ bắt đầu nhận ra rằng, bé không còn “ngoan ngoãn, dễ bảo”như ngày nào. Thực tế, điều này phản ánh bước phát triển tâm lý vượt bậc của trẻ. Là điều mà cha mẹ nên vui mừng hơn là lo lắng.
Đồng thời cũng từ đây, người làm cha làm mẹ cần thay đổi phương pháp giáo dục, sao cho có tính linh hoạt để “nói sao cho con nghe, nghe sao cho con nói“.
Một số ông bố bà mẹ chia sẻ trên các diễn đàn nuôi dạy con về thời kỳ khó khăn này rằng:
“Nhiều khi các con bướng bỉnh nói không chịu nghe lời chút nào cả e lại hay đánh mắng con, stress nên không kiềm chế cảm xúc dc cứ hay la mắng con, sau đó thì cảm thấy có lỗi không biết các ba mẹ có giống em không? Phải làm sao để kiềm chế cảm xúc mà vẫn có thể dạy bảo được con nhỉ?”.
Tuy nhiên, các nhà tâm lý trẻ em cho rằng:
“Sau khi lãnh đòn trẻ vẫn như vậy có nghĩa là đòn roi chỉ để cha mẹ hả giận mà thôi chứ không có tác dụng giáo dục”.
Cách dạy trẻ bướng bỉnh khó bảo
Tiến sĩ Elizabeth Berger – bác sĩ tâm lý trẻ em và là tác giả cuốn Raising Kids with Character cho biết: “Nhiệm vụ của cha mẹ là kiểm soát tính ương bướng của con 1 cách bình tĩnh, tránh xung đột, gây căng thẳng với trẻ”.
Chúng ta hãy cùng xem một ví dụ điển hình về tình huống trẻ bướng bỉnh và xem xem nhà tâm lý sẽ hướng dẫn cha mẹ xử lý như thế nào:
Qua video trên, các bố mẹ có thể thấy, các bước cần thiết để việc giáo dục một em bé bướng bỉnh nên làm như sau.
Giúp trẻ bình tĩnh trở lại với góc bình yên
Cha mẹ có thể đặt một cái ghế ở một góc an toàn trong nhà và cái ghế đó không được rời chỗ khác. Kế bên nghế không để gần bất kỳ cái gì khác. Và cho trẻ ngồi vào đó. Mục đích của góc bình tĩnh là giúp cho trẻ lắng xuống, để trẻ có khả năng quản lý cảm xúc, tình cảm của mình.
Lưu ý là trong lúc này, cha mẹ tuyệt đối không thuyết giảng hay cố tình trách móc, quát mắng trẻ. Đơn giản chỉ là yêu cầu trẻ ngồi tại đó để bình tĩnh lại mà thôi.
Cư xử với trẻ dựa trẻ mức độ cảm xúc và bình tĩnh của trẻ
Một em bé khi bướng bỉnh sẽ trải qua nhiều cấp độ cảm xúc, cha mẹ cần dựa vào đó để biết khi nào nên im lặng và khi nào nên dạy trẻ.
Cấp độ 1: Giận dữ
Điều này cha mẹ có thể nhận ra thông qua tiếng hét/la rất lớn hoặc trút cơn giận dữ vào vật thể/bản thân/người khác. Tuy nhiên, thời gian nó diễn ra khá ngắn và chỉ dài khi có ai đó tác động vào cảm xúc này.
Cấp độ 2: Giận dữ và buồn bã
Bắt đầu bằng sự mếu máu và khóc, giẫy giụa giảm dần. Thời gian diễn ra khá dài, chiếm 40% tổng thời gian bướng bỉnh .
Cấp độ 3: Xin đừng chạm vào tôi
Trẻ sẽ bắt đầu những biểu hiện giẫy nẩy lên khi bạn cố chạm vào bé hoặc dỗ dành bé. Thời gian diễn ra khá ngắn, chiếm 10% tổng thời gian bướng bỉnh .
Cấp độ 4: Trẻ cần sự yêu thương và thấu hiểu
Bắt đầu với biểu hiện trẻ giảm đi những thái quá, nhìn ngó xung quanh, cơn khóc có thể vẫn còn, nhưng chịu khó nín khóc khi nghe ai đó nói đến bé. Thời gian này cũng khá ngắn, chỉ tầm 10%.
Cấp độ 5: Con đã hết giận và không còn bướng bỉnh
Não trẻ nhỏ khó có thể mang cơn giận gữ hơn 1 tiếng đồng hồ vì trẻ luôn trong trạng thái học hỏi cảm xúc. Đây là thời điểm cha mẹ nên nói chuyện, lắng nghe con giải thích và đưa ra lựa chọn hoặc để bé đề xuất ý kiến giải quyết.
Điều quan trọng nhất trong việc giáo dục một em bé bướng bỉnh là người làm cha làm mẹ cần biết kiểm soát cảm xúc của chính bản thân mình, lắng nghe con và đặt mình vào vị trí của trẻ nhiều hơn. Khi đó những bất đồng giữa cha mẹ và trẻ cũng sẽ không còn nữa.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!