Nói sao cho trẻ nghe lời mà không cần la hét, tức giận? 20 câu nói này là cách tuyệt vời để bố mẹ thay đổi cách nói chuyện với trẻ mỗi khi trẻ bướng bỉnh.
“Con cần nhớ điều gì?”
Ví dụ: “Con cần nhớ gì khi chơi ở công viên?”
Trẻ thường lờ đi khi bố mẹ nói đi nói lại một điều. Thay vào đó, hãy để trẻ rèn luyện kỹ năng tư duy và nhớ lại những điều cần cẩn thận.
“Hãy nói chuyện nhỏ nhẹ”
Đừng nói: “Không la hét nữa” hay “Im lặng!”
Một số trẻ nói to hơn những trẻ em khác. Nếu bé không thể nói chuyện nhỏ, hãy chỉ cho trẻ nơi trẻ có thể nói to, và cách thì thầm. Thì thầm là một cách cực kỳ hiệu quả để khiến trẻ lắng nghe.
“Con muốn tự làm hay nhờ mẹ giúp con?
Ví dụ: “Đến lúc về rồi. Con muốn tự đi giày hay nhờ mẹ giúp con”.
Hầu hết trẻ em thích được trao quyền quyết định. Cho bé một sự lựa chọn, bé sẽ quên đi mong muốn chống đối bố mẹ.
“Con học được gì từ sai lầm này?”
Tập trung tạo động lực để con thay đổi hành vi trong tương lai sẽ tốt hơn rất nhiều so với khi bố mẹ thể hiện sự xấu hổ về hành vi sai trái trong quá khứ của bé.
“Con có thể…?”
Ví dụ: “Con có thể bỏ giày của con vào tủ không?”
Bạn sẽ không nói với người khác rằng bạn không muốn điều gì. Bạn sẽ không nói với người phục vụ bàn rằng: “Đừng cho tôi cà phê sữa”. Kiểu giao tiếp không tích cực ấy không được đánh giá cao. Thay vào đó, hãy nói những gì bạn muốn.
“Đây là khoảng thời gian của báo đốm. Chúng ta cần di chuyển nhanh”
Hãy thay thế câu này cho lời giục giã: “Nhanh lên. Sắp trễ rồi”.
Ngoài ra, hãy cho trẻ thời gian rùa bò. Chúng ta đều cần những khoảng thời gian nhanh, chậm khác nhau trong ngày.
“Con muốn về bây giờ hay 10 phút nữa?”
Bé thích được tự quyết định số phận của mình. Cho bé sự lựa chọn và bé sẽ có thái độ tốt hơn so với khi bố mẹ nói: “Hết 10 phút rồi, đi thôi!”
“Hãy viết món đồ chơi ấy vào danh sách điều ước sinh nhật của con nhé!”
Thật lòng mà nói, bố mẹ luôn đủ tiền để mua một món đồ chơi giá bằng ly cà phê sữa. Vậy nên đừng nói rằng “Bố mẹ không đủ tiền”. Hãy cho trẻ biết một cách để có món đồ bé thích. Ví dụ như quà sinh nhật hay dùng tiền quà vặt.
“Bình tĩnh lại nhé, rồi nói với mẹ con cần gì”
Bố mẹ cần làm gương cho bé. Hãy luôn nhắc bé thở đều, bình tĩnh và thực hiện cùng bé, cho đến khi bé thay đổi cách nói chuyện.
“Hãy tôn trọng con và những người khác”
Bé thường không hiểu những câu nói chung chung. Vì thế hãy yêu cầu cụ thể để bé nhận ra điều quan trọng cần nhớ.
“Dùng kĩ năng nhóm của con đi”
Nhiều bé có bản tính lãnh đạo thường bị nói rằng bé hống hách và không ai muốn chơi cùng. Thay vào đó, hãy dạy bé một người trưởng nhóm giỏi sẽ làm gì.
“Bố mẹ cần con…”
Nói trên địa vị bố mẹ khác với khi nói “con cần”. Trẻ phản ứng tích cực hơn khi không bị buộc tội.
“Khóc cũng không sao đâu con à!”
Trẻ đáp lại vô cùng tốt khi bố mẹ không tạo áp lực để trẻ phải “vượt qua cảm xúc” hay bắt trẻ dừng tức giận. Trao quyền và dạy trẻ cách vượt qua cảm xúc một mình, và bé sẽ xây dựng được lòng tự tôn của chính mình.
“Con sẽ tự chăm sóc con như thế nào?”
Để con tự chăm sóc mình là điều rất tuyệt vời. Trẻ được học cách vượt qua cảm xúc và tự mình bình tĩnh sẽ ít gặp rắc rối và có lòng tự tôn cao hơn.
“Mẹ sẽ bình tĩnh đợi con xong việc nhé!”
Đôi khi bố mẹ chính là người cần thư giãn. Chậm lại và để trẻ tự cột dây giày hoặc tự tìm cách bấm nút thang máy. Mục tiêu chính là để trẻ được thử, thất bại, thử lại và tận hưởng cảm giác mình làm được.
“Bố mẹ yêu con dù có chuyện gì xảy ra”
Câu nói này có nghĩa rằng bố mẹ yêu bé không cần quan tâm đến bé ngoan thế nào trong ngày. Khi đáp ứng nhu cầu được bố mẹ tin tưởng, bé sẽ ít cãi lời hơn.
“Mẹ chưa cảm thấy ổn…”
Khi bố mẹ thể hiện nỗi lo, nỗi sợ, trẻ sẽ bớt có nhu cầu được thể hiện rằng mình đã đủ lớn, đủ khỏe.
“Mẹ muốn để con tự quyết định.”
Người lãnh đạo giỏi cũng là người thực thi giỏi. Hãy dạy trẻ điều này bằng cách để trẻ được ra quyết định.
“Bố mẹ tin con và luôn ủng hộ con.”
Ủng hộ cần kiên nhẫn hơn giải cứu. Nhưng nó xây dựng sự tự tôn và động lực cho trẻ.
“Con cảm thấy thế nào?”
Giúp trẻ xác định cảm xúc và giao tiếp hiệu quả là một yếu tố quan trọng của việc nuôi dạy con tích cực.
Nói sao cho trẻ nghe lời cũng là một nghệ thuật. Bố mẹ sẽ phải luyện tập để quen với cách giao tiếp hoàn toàn mới này.
Theo: mother.ly
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!