Dưới đây là một vài cách để dạy cho trẻ tư duy phản biệt.
1. Quan sát và đưa ra kết luận
+ Khi trẻ quan sát các đối tượng hoặc thu thập thông tin, trẻ có thể đưa ra kết luận hoặc có những phán đoán.
+ Để kích thích trẻ đưa ra kết luận của mình, hãy thường xuyên hỏi trẻ các câu như “Con có suy nghĩ gì?”, “Tại sao con nghĩ vậy?”.
+ Đây là sự khởi đầu của kỹ năng quan sát khoa học mà sẽ rất hữu ích và cần thiết cho trẻ cho đến cuối đời.
2. So sánh và đối chiếu các vật và các chủ đề
+ Điều này cho phép trẻ em chỉ ra điểm giống và khác nhau và giúp trẻ phân tích và phân loại thông tin.
+ Ví dụ đơn giản của hoạt động này là cho trẻ so sánh và đối chiếu quả táo với quả cam. Cho phép trẻ chỉ ra tất cả các điểm giống và khác nhau.
+ So sánh và đối chiếu là một cách để khuyến khích tư duy phản biện. Thông qua việc liệt kê các điểm giống nhau và khác nhau, trẻ em sẽ phân tích nhân vật, cốt truyện và các yếu tố khác của câu chuyện.
3. Thảo luận và phân tích câu chuyện
+ Cho trẻ kể lại câu chuyện mà bạn đã đọc cho trẻ nghe. Điều này khuyến khích trẻ tóm tắt các ý chính của câu chuyện thay vì chỉ trả lời các câu hỏi cụ thể.
+ Hãy hỏi những câu hỏi không có câu trả lời trực tiếp từ câu chuyện. Điều này làm cho trẻ suy luận và rút ra kết luận của riêng mình dựa trên sự hiểu biết về câu chuyện.
+ Yêu cầu trẻ phân tích nhân vật và thiết lập các yếu tố trong câu chuyện. Đây là một cơ hội tốt để trẻ so sánh và đối chiếu các nội dung bên trong câu chuyện và bên ngoài câu chuyện.
+ Để trẻ liên hệ câu chuyện với cuộc sống của bản thân và với các sự kiện bên ngoài. Điều này gọi là khả năng tổng hợp, là khởi đầu quan trọng của kỹ năng tư duy phản biện, là lúc mà trẻ em bắt đầu sử dụng các thông tin theo những cách mới và áp dụng nó vào các ý tưởng khác nhau.
4. Học về hoạt động tập thể
+ Cho trẻ cơ hội học tập trong một tập thể sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy phản biện khi trẻ chia sẻ ý tưởng và học hỏi lẫn nhau.
+ Khuyến khích trẻ đọc các câu chuyện cùng nhau và chia sẻ cho nhau những đánh giá về các câu chuyện đó. Điều này có thể cho trẻ cơ hội có tranh luận và bảo vệ ý kiến của mình với các trẻ khác.
+ Hãy để trẻ khám phá sáng tạo với các hoạt động vui chơi phổ biến, chẳng hạn như choưi với nước, cát hoặc bong bóng. Hãy hỏi trẻ những câu hỏi về những việc chúng đang làm.
5. Kể cho trẻ những câu chuyện không có kết thúc
+ Kể một câu chuyện mà không có kết thúc và yêu cầu trẻ đưa ra kết thúc của câu chuyện là một cách để khuyến khích các kỹ năng tư duy phản biện, ví dụ như kĩ năng tổng hợp. Trẻ phải lấy thông tin từ câu chuyện, tư duy sáng tạo, rút ra kết luận và đưa ra kết thúc câu chuyện theo cách của mình.
+ Khi đang kể chuyện, cha mẹ hoặc thầy cô cũng có thể yêu cầu trẻ trả lời câu hỏi “Theo con thì câu chuyện sẽ tiếp diễn như thế nào?”, đặc biệt là khi kể các câu chuyện cổ tích.
6. Thực hành phương pháp giả vờ không biết
+ Giả vờ không biết là cách rất rất phổ biến khi giảng dạy tư duy phản biện thông qua đặt câu hỏi cho trẻ. Trẻ đã quen với việc đặt câu hỏi cho người lớn, do đó hãy đổi vai trò và đặt các câu hỏi cho trẻ. Cách làm trái ngược qua việc đặt các câu hỏi này sẽ giúp trẻ có cơ hội đưa ra ý kiến và bảo vệ ý kiến của mình về một chủ đề nào đó.
7. Phân tích tranh luận
+ Xác định một vấn đề, một tiền đề hoặc một tuyên bố để thảo luận.
+ Tìm kiếm, thảo luận về các giải pháp có thể có hoặc phản biện.
+ Thảo luận về làm thế nào để đánh giá độ tin cậy của thông tin.
+ Làm rõ sự khác biệt giữa ý kiến, phản biện và thực tế.
+ Giải thích làm thế nào để tránh các sai lầm liên quan đến các chủ đề đó.
Hình ảnh và bài viết tham khảo từ: www.wikihow.com và www.talentlens.co.uk (bài dịch theo Emile Media)
Nếu bạn có bất kỳ hiểu biết, câu hỏi hoặc ý kiến về chủ đề này, xin vui lòng chia sẻ chúng trong hộp bình luận của chúng tôi dưới đây. Theo dõi chúng tôi trên Facebook và Google+ để cập nhập các thông tin mới nhất từ những theAsianparent.com Viet Nam.
Tìm hiểu về loại bệnh hiếm gặp – Hội chứng PANDAS