Hội chứng PANDAS là một dạng trong các rối loạn viêm não được trung gian bởi kháng thể. Đây là căn bệnh còn tương đối mới, các bậc cha mẹ đã biết về hội chứng này chưa?
Các rối loạn viêm não được trung gian bởi kháng thể là gì?
Trong bệnh viêm não được trung gian bởi kháng thể, các tế bào B (các bạch cầu đơn nhất) tạo ra các kháng thể chống lại chính cấu trúc của cơ thể; còn được gọi là các tự kháng thể. Khi các tự kháng thể ràng buộc vào các cấu trúc này, chúng tạo thành hiện tượng viêm thừa chống lại mô khỏe mạnh.
Các tự kháng thể chống lại các cấu trúc trong não dẫn tới hiện tượng kích ứng và sưng mô não. Nếu không được điều trị, viêm kéo dài có thể gây tổn thương và bất thường não vĩnh viễn.
Bệnh viêm não được trung gian bởi kháng thể là căn bệnh tương đối mới mà trước đây chưa được chẩn đoán. Tuy nhiên số ca bệnh được nhận biết và phát hiện ngày càng tăng lên. Dưới đây là một danh sách của các rối loạn viêm não qua trung gian bởi kháng thể được biết đến hiện nay:
- Bệnh rối loạn tâm thần kinh tự miễn dịch nhi (PANDAS)
- Viêm não thụ thể Anti-N-methyl-D-aspartate (NMDAR)
- Viêm tủy – thị thần kinh (NMO)
- Viêm não rìa
- Viêm não Hashimoto
Bệnh rối loạn tâm thần kinh tự miễn dịch nhi (PANDAS)
Một vài loại bệnh truyền nhiễm đã được khoa học chứng minh có liên quan đến việc gây tổn thương cho não (brain damage) và tạo điều kiện phát triển cho các rối loạn tâm lý/tâm thần xảy ra. Ví dụ như rối loạn tâm thần kinh tự miễn dịch nhi (pediatric autoimmune neuropsychiatric disorder (PANDA)) khi kết hợp với vi khuẩn Streptococcus có thể dẫn đến rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và một vài rối loạn tâm lý, tâm thần khác ở trẻ em.
Với hội chứng PANDAS, không tự kháng thể thần kinh nào được xác định. Tuy nhiên, bệnh vẫn được cho là phản ứng tự miễn dịch với bệnh nhiễm liên cầu khuẩn theo đó trẻ đột nhiên bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và/ hoặc rối loạn tic. Theo định nghĩa, hội chứng PANDAS chỉ xảy ra ở nhi.
Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Pandas
Trẻ nhỏ tự nhiên đột bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD hoặc các triệu chứng tic nặng như:
- Suy nghĩ, tưởng tượng hoặc bốc đồng kéo dài
- Các hành vi lặp đi lặp lại: rửa, kiểm tra, chạm, đếm, yêu cầu quá nhiều
- Cử động bất thường
- Tăng động
Các triệu chứng tâm thần/hành vi khác cũng có thể xuất hiện đột ngột như:
- Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
- Lo âu
- Sợ bóng đêm
- Hay thay đổi cảm xúc
Hãy cẩn thận với chứng viêm họng
Những nghiên cứu mới đây nhất cho thấy nhiều khi viêm họng sẽ dẫn tới những rắc rối về tâm thần sau này. Một số trẻ em có hành vi điển hình của chứng OCD sau khi nhiễm vi khuẩn streptococus, nhưng trước đây thường được coi là sự trùng hợp ngẫu nhiên
Trường hợp của bé Amelia, sống tại Anh
Một ngày tưởng như bình thường của năm 2016, chị Nikki Ashcroft đưa con gái đi siêu thị Asda cùng mình. Thế nhưng, mọi thứ lại trở nên bất thường khi con gái Amelia (hiện nay 9 tuổi) bỗng dưng có những biểu hiện cực kì lạ. Chị Nikki sững sờ nhìn con la hét, thét lên, lăn vòng vòng trên sàn siêu thị. “Tôi phải kiềm chế con và nắm chặt tay con. Tôi sợ hãi và tự hỏi: “Chuyện gì đã xảy ra với con?”’.
Bé Amelia vốn không có một tuổi thơ khỏe mạnh. Cô bé liên tục bị ốm và căn bệnh khiến em mệt mỏi nhất, tái phát nhiều nhất chính là viêm amidan.
Sau sự cố đó, tính cách của Amelia thay đổi hoàn toàn.
Một người phụ nữ đã chia sẻ với tôi thông tin về bệnh rối loạn tâm thần tự miễn dịch ở trẻ em (PANDAs) liên quan đến nhiễm trùng liên cầu khuẩn Streptococcal. Tôi chưa bao giờ nghe đến bệnh này nhưng tôi bắt đầu tìm hiểu và nhận ra Amelia có rất nhiều triệu chứng”.
PANDAs hay còn được gọi là hội chứng trừ quỷ, là một bệnh hiếm, gây ra khi bị nhiễm trùng bởi liên cầu khuẩn Streptococcal như viêm amidan. Gây ra phản ứng miễn dịch sai lệch, dẫn đến viêm não ở trẻ em. Nó gây ra những triệu chứng thay đổi cuộc sống như lo lắng, rối loạn tic (máy giật), thay đổi tính cách, rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Theo theAsianparent Singapore
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!