Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi là vấn đề mà hầu hết các bậc phụ huynh không khỏi thắc mắc khi con mình bị bệnh. Theo các chuyên gia nếu bệnh này trong giai đoạn bộc phát và được chữa trị kịp thời sẽ khỏi trong vòng 7 – 10 ngày. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn những vấn đề liên quan đến bệnh tay chân miệng để có cách phòng chống và chữa bệnh tốt nhất cho bé nhé!
1. Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng là một bệnh về nhiễm trùng do virus gây ra. Các loại virus chính gây ra bệnh là Coxsackievirus A16, Coxsackievirus B, Enterovirus (E71, E68). Chúng thường tồn tại trong đường tiêu hóa và lây từ người sang người thông qua đường tiếp xúc thông thường. Ngoài ra, loại virus này sẽ tồn tại trong bọng nước, phân, nước bọt hay dịch tiết mũi họng.
Theo một số nghiên cứu, bệnh tay chân miệng chủ yếu được bắt gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Khi ở độ tuổi này, hệ miễn dịch của bé chưa phát triển toàn diện nên sẽ rất khó khăn để cơ thể chống chịu lại sự tấn công của các loại virus
Trên thực tế, trẻ trên 5 tuổi và người trưởng thành vẫn có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng. Cao điểm của bệnh sẽ rơi vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 và tháng 9 đến tháng 12. Nếu không được kiểm soát, bệnh tay chân miệng rất dể bùng phát thành dịch.
Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan nên đặc biệt lưu ý
2. Cách thức lây lan và triệu chứng của bệnh tay chân miệng
Các cách thức lây bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng thường sẽ lây truyền qua đường miệng và tiếp xúc trực tiếp. Con đường lây lan chủ yếu là qua tiếp xúc trực tiếp từ các nơi chứa dịch nhiễm như mũi, họng, nước bọt. Hoặc lây lan gián tiếp thông qua dịch tiết của người nhiễm bệnh dính lại trên các dụng cụ mà người nhiễm bệnh đã sử dụng.
Nhưng theo các báo cáo, đa phần các ca nhiễm bệnh tay chân miệng đều bị lây nhiễm thông qua đường hô hấp. Vì khi hít thở và giao tiếp với người nhiễm bệnh, chúng ta sẽ hít phải hoặc dính nước bọt từ người nhiễm bệnh hắt hơi hoặc khạc nhổ.
Triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ
Giai đoạn đầu khi nhiễm bệnh, bé sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, đau họng nhẹ, kém ăn,… Nhưng những triệu chứng này sẽ khiến ba mẹ rất dễ nhầm lẫn với bệnh thủy đậu hoặc viêm da dị ứng.
Trong thời gian nhiễm bệnh, trên người bé sẽ xuất hiện những chấm hồng giống với phát ban. Tuy nhiên, sau 1 đến 2 ngày xuất hiện thì những nốt hồng này sẽ bắt đầu bong tróc da ra. Sau khi bong tróc da, những nốt hồng sẽ bắt đầu hình thành bóng nước.
Bên trong miệng trẻ sẽ xuất hiện những vết loét ở những khu vực như trên đầu lưỡi hoặc vòm miệng. Ngoài ra phần lợi của trẻ cũng có thể bị viêm loét gây đau đớn khi trẻ ăn uống. Do các biểu hiện rất thông thường nên ba mẹ cần phân biệt chính xá để có phương án điều trị sớm cho trẻ.
Ba mẹ cần lưu ý những dấu hiệu của trẻ từ đó chữa trị kịp thời cho trẻ
3. Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi bệnh
Nếu bệnh không trở nặng và được phát hiện điều trị kịp thời thì khoảng từ 1 đến 2 tuần những bóng nước trên tay chân và những vết loét trong miệng của bé sẽ tiêu biến dần. Lúc này bé có thể được coi là đã khỏi bệnh, nhưng ba mẹ không nên chủ quan và vẫn phải theo sát để kiểm tra. Có thể bổ sung cho trẻ những loại nước mát từ rau củ quả để giải nhiệt cơ thể, giúp bé mau lành những tổn thương trên da do bệnh gây ra.
Theo các chuyên gia, khoảng 90% bé sẽ hết bệnh nếu như được chữa trị kịp thời. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bệnh ngày càng trở nặng và không có dấu hiệu khuyên giảm. Những trường hợp này phải nhập viện cấp cứu, thở máy và điều trị tách biệt.
Thông thường từ 1 đến 2 tuần bệnh sẽ tự hết và những triệu chứng sẽ giảm dần
4. Những lưu ý khi bệnh tay chân miệng trở nặng
Một số trường hợp trẻ bị quá nặng có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như:
- Sốt cao kéo dài: Khi bệnh tay chân miệng trở nên nghiêm trọng. Bé có thể sốt cao trên 38 độ liên tục trong khoảng 48 giờ. Và đặc biệt, sốt do bệnh tay chân miệng sẽ không thể sử dụng thuốc hạ sốt thông thường để hạ sốt. Trẻ cần được 1 loại thuốc hạ sốt đặc biệt có chứa Ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ.
- Thường xuyên quấy khóc: Khi mắc bệnh tay chân miệng. Bé có thể liên tục quấy khóc cả đêm hoặc ngủ được khoảng 20 phút thì lại khóc. Ba mẹ dễ nhầm lẫn bé khóc do các vết loét trong miệng hoặc tay chân làm đau. Nhưng thực tế, đây là biểu hiện của việc bé bị nhiễm độc thần kinh giai đoạn đầu.
- Hay bị giật mình: Nếu như trong thời gian nhiễm bệnh tay chân miệng. Bé đang ngủ hoặc đang chơi đùa nhưng hay bị giật mình. Thì đây là dấu hiệu cho thấy bé đã và đang bị nhiễm độc hệ thần kinh.
Khi xuất hiện các triệu chứng trên, không cần quan tâm triệu chứng nặng hay nhẹ. Ba mẹ cần đưa trẻ đến ngay các trung tâm y tế để được kiểm tra cũng như điều trị kịp thời.
Một số trường hợp nặng ba mẹ cần theo sát trẻ để kịp thời chữa trị tránh hậu quả nghiêm trọng
5. Cách phòng chống bệnh tay chân miệng hiệu quả
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh mà chỉ có thuốc hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh. Bộ y tế khuyến cáo người dân nên thực hiện những phương pháp sau:
- Vệ sinh thường xuyên các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như: đồ chơi, bàn, ghế, dụng cụ học tập, tay vịn cầu thang, sàn nhà,… bằng xà phòng hoặc chất chuyên tẩy rửa thông thường.
- Thực hiện đảm bảo vệ sinh bằng việc ăn chín uống sôi. Đảm bảo nguồn nước sử dụng phải sạch sẽ không chứa mầm bệnh.
- Không cho trẻ sử dụng chung các vật dụng cá nhân gây lây truyền bệnh
- Rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn sau khi đi vệ sinh. Rửa tay trước và sau khi nấu ăn để ngăn ngừa mầm bệnh còn sót lại trên thức ăn
- Cách ly hoàn toàn những người đã nhiệm bệnh hoặc đang trong thời gian ủ bệnh
- Nhà vệ sinh cần đạt tiêu chuẩn. Tránh chất thải của người nhiễm bệnh vương vãi bên ngoài không khí hoặc nguồn nước sử dụng.
Hãy thực hiện những phương pháp trên để phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ. Đồng thời ngăn bệnh bùng phát thành dịch là bảo vệ chính bản thân bạn, gia đình và cộng đồng. Chúc gia đình bạn luôn khoẻ mạnh và hạnh phúc!
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!